Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 10 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều năm 2023 – 2024
TRƯỜNG THPT……… TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ————-ba———— |
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II – NĂM 2023 – 2024 Môn: SINH HỌC 10 SÁCH CÁNH DIỀU |
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính không có ở:
A. xạ khuẩn
B. vi khuẩn quang dưỡng màu tía
C. nấm men rượu
D. thủy tức
Câu 2: Nhóm chất nào dưới đây có khả năng làm bất hoạt protein?
A. Hợp chất bạc
B. Forrmadehyde
C. Hợp chất thủy ngân
D. Tất cả các đáp án
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?
A. Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé
B. Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại
C. Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm
D. Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất nhanh.
Câu 4: Từ một tế bào 2n của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ NST:
A. 2n kép
B. n đơn
C. 2n đơn
D. n kép
Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào có số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn lượng tế bào chết đi?
A. Suy vong
B. Lũy thừa
C. Tiềm phát
D. Cân bằng
Câu 6: Chất nào dưới đây không được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi và dùng trong công nghiệp thực phẩm?
A. Cloramin
B. Natri hipoclorit
C. Rượu iodine
D. Cả A, B, C
Câu 7: “Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzyme cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất” là những đặc điểm của giai đoạn nào trong nuôi cấy không liên tục?
A. Lũy thừa
B. Cân bằng
C. Tiềm phát
D. Suy vong
Câu 8: Ánh sáng đặc biệt quan trọng với vi khuẩn nào dưới đây?
A. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh
B. Vi khuẩn lactic
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn nitrate hóa
Câu 9: Gai glycoprotein là cấu trúc có ở thành phần nào của virus sởi?
A. Vỏ ngoài
B. Lõi nucleic acid
C. Nucleocapsid
D. Vỏ capsid
Câu 10: Chất vô cơ là nguồn năng lượng của vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn nitrate hoá
B. Vi khuẩn lactic
C. Nấm mucor
D. Vi khuẩn lam
Câu 11: Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?
A. Màng tế bào
B. Lông và roi
C. Lông nhung và pili
D. Peptidoglycan
Câu 12: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân?
A. Kì đầu II
B. Kì cuối I
C. Kì giữa II
D. Kì đầu I
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Là chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố đó.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Câu 14: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau là đặc trưng chung của vi sinh vật?
1) Tốc độ trao đổi chất nhanh
2) Sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn ở thực vật và động vật
3) Cấu tạo cơ thể phức tạp
4) Tốc độ trao đổi chất chậm
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 15: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?
A. Tổng hợp và phân giải các chất nhanh
B. Đa dạng di truyền.
C. Phổ sinh thái và dinh dưỡng hẹp.
D. Sinh trưởng nhanh,
Câu 16: Hiện nay trên thị trường có các loại bột giặt sinh học. Bột giặt sinh học được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
A. Có chất tẩy rửa tổng hợp
B. Chứa enzyme và nhiều chất tẩy rửa khác nhau.
C. Chứa một loạt nhiều enzyme từ vi sinh vật
D. Chứa một loại chất tẩy rửa đặc thù.
Câu 17: Những đại diện nào sau đây sử dụng hình thức dinh dưỡng hóa tự dưỡng?
1) Vi khuẩn nitrate hóa 2) Nấm men
3) Vi khuẩn lam 4) Trùng roi
5) Vi khuẩn oxy hóa hydrogen
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 18: Sự phát triển của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục không bao gồm pha:
A. lũy thừa
B. suy vong
C. tiềm phát
D. cân bằng
Câu 19: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục.
B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi.
D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Câu 20: Phage T4 có thụ thể nằm ở
A. vỏ capsid.
B. glycoprotein.
C. lõi nucleic acid.
D. đầu tận cùng của lông đuôi.
Câu 21: Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?
A. Côn trùng.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Nấm.
Câu 22: Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
B. Không mua bán các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.
C. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết; cần giết mổ và sử dụng ngay để tránh lãng phí.
D. Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.
Câu 23: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật?
A. Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.
B. Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.
C. Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.
D. Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator.
Câu 24: Hình thức sinh sản nào dưới đây chỉ có ở vi sinh vật nhân thực?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Hình thành bào tử vô tính.
D. Hình thành bào tử tiếp hợp.
Câu 25: Virus chui vào tế bào sau đó cởi vỏ để giải phóng nucleic acid vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Hấp phụ
B. Xâm nhập
C. Sinh tổng hợp
D. Giải phóng
Câu 26: Kiểu chuyển hóa vật chất nào sau đây sinh ra nhiều ATP nhất?
A. Lên men
B. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn
C. Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn
D. Hô hấp kị khí
Câu 27: Vi sinh vật có thể bị hấp thụ được chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?
A. Nhập bào
B. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất
C. Vận chuyển qua các kênh trên màng
D. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.
B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho con người, vật nuôi và con người.
C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.
D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường.
Câu 29. Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?
A. Màng tế bào
B. Lông và roi
C. Lông nhung và pili
D. Peptidoglycan
Câu 30. Phương thức sinh sản vô tính phổ biến nhất ở vi sinh vật là:
A. Phân đôi
B. Nảy chồi
C. Sinh sản bằng bào tử
D. Trinh sinh
Câu 31. Nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP
C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
D. Giai đoạn chuỗi truyền điện tử tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 32. Những đại diện nào sau đây sử dụng hình thức dinh dưỡng hóa tự dưỡng?
1) Vi khuẩn nitrate hóa
2) Nấm men
3) Vi khuẩn lam
4) Trùng roi
5) Vi khuẩn oxy hóa hydrogen
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 33. Có x tế bào sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?
A. x
B. 2x
C. 3x
D. 4x
Câu 34. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không bao gồm phương pháp:
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Cấy truyền phôi
C. Chuyển gen từ vi khuẩn
D. Nuôi cấy tế bào thực vật
Câu 35. Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu
A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong.
B. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp.
C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 36. Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực?
A. Tảo
B. Nấm men
C. Nấm mốc
D. Xạ khuẩn
Câu 37. Sự phát triển của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục không bao gồm pha:
A. lũy thừa
B. suy vong
C. tiềm phát
D. cân bằng
Câu 38. Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ là đặc điểm của giai đoạn:
A. Hấp phụ
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp
D. Lắp ráp
………….
B. Phần tự luận
Câu 1: Hãy nêu khái niệm và các đặc điểm của virus.
Câu 2 Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.
Câu 5 Phân biệt phương thức lây truyền ngang và lây truyền dọc của virus trên người và động vật.
Câu 5 Tại sao những người bị hội chứng HIV-AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?
Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.
Câu 6 Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?
……….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Sinh học 10