Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 2 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024:
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo
A. Phần đọc
Học sinh tập đọc lại các bài đọc đã được học trong học kì 2, cụ thể:
- Khu vườn tuổi thơ
- Con suối bản tôi
- Con đường làng
- Bên cửa sổ
- Chuyện bốn mùa
- Đầm sen
- Dàn nhạc mùa hè
- Mùa đông ở vùng cao
- Chuyện của vàng anh
- Ong xây tổ
- Trái chín
- Hoa mai vàng
- Quê mình đẹp nhất
- Rừng ngập mặn Cà Mau
- Mùa lúa chín
- Sông Hương
- Ai ngoan sẽ được thưởng
- Thư Trung thu
- Cháu thăm nhà bác
- Cây và hoa bên lăng bác
- Chuyện quả bầu
- Sóng và cát ở Trường Sa
- Cây dừa
- Tôi yêu Sài Gòn
- Cây nhút nhát
- Bạn có biết?
- Trái Đất xanh của em
- Hừng đông mặt biển
- Bạn biết phân loại rác không?
- Cuộc giải cứu bên bờ biển
B. Luyện từ và câu
Các nội dung cần ôn tập gồm:
– Các từ chỉ người, chỉ hoạt động, chỉ sự vật, chỉ đặc điểm
– Dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
– Kiểu câu: Ai thế nào?, Ai làm gì?
– Viết hoa các tên địa lý
– Viết câu nói và đáp:
- Lời mời, lời khen ngợi, lời an ủi
- Lời đồng ý, lời không đồng ý
- Bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng
– Mở rộng vốn từ về: nơi thân quen, bốn mùa, thiên nhiên, quê hương, Bác Hồ kính yêu, đất nước, Trái Đất
C. Tập làm văn
Luyện tập viết các đoạn văn về các chủ đề:
- Kể về công việc hằng ngày của một người thân của em
- Viết 4 – 5 câu về một việc làm hằng ngày của thầy cô
- Nói 4-5 câu về việc làm tốt của một người bạn
- Viết 4-5 câu về việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết của gia đình em
- Viết 4-5 câu về một việc làm mà em thích
- Viết 4-5 câu thuật lại việc trồng cây
- Viết 4-5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp
- Viết 4-5 câu về một chuyến tham quan của em
- Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với thầy cô
- Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người bạn
- Viết 4-5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em
- Viết 4-5 câu về một giờ học mà em thích
- Viết về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường
- Thuật lại một việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp
Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo
Đề 1
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
HỌA SĨ HƯƠU
Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp. Một hôm, Hươu cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống…
Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao cổ rửa sạch cây bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá cây màu xanh non, tất cả sáng bừng trở lại, tràn đầy sức sống…
Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm trong rừng với chủ đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!”. Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ thực thụ trong khu rừng của chúng ta!”
(Sưu tầm)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Hươu cao cổ làm nghề gì?
A. Ca sĩ
B. Nhà thơ
C. Họa sĩ
Câu 2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì?
A. “Cuộc triển lãm rừng xanh”
B. “Để thiên nhiên đẹp hơn”
C. “Những bức tranh tươi đẹp”
Câu 3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ?
A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng.
B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú.
C. Các bạn nhỏ loài người.
Câu 4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào?
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh:
Cao l…… kh……
Ốc s……
Mũi t……………
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển |
xe máy |
tủ lạnh |
túi ni-lông |
rừng |
dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
– Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ?
-…………………………………………………………………………………
b)
– Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
– ……………………………………………………………………………………
B. Viết
1. Nghe – viết: Họa sĩ Hươu (từ đầu đến gió mùa thu thổi xuống…)
2. Thuật lại hoạt động mà em từng được tham gia.
ĐÁP ÁN
A. Đọc hiểu
I. Đọc – hiểu
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào
Vì bức tranh đầu tiên Hươu cao cổ vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống…
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh:
Cao lênh khênh
Ốc sên
Mũi tên
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển |
xe máy |
tủ lạnh |
túi ni-lông |
rừng |
dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
– Cậu giảng bài cho tớ phần này được không?
– Được chứ, tớ sẽ giảng bài này cho cậu.
b)
– Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
– Không được đâu, tớ không trốn học cùng cậu đâu.
B. Viết
1. Nghe – viết: Họa sĩ Hươu (từ đầu đến gió mùa thu thổi xuống…)
2. Thuật lại hoạt động mà em từng được tham gia
Hôm nay, trường em tổ chức hội khỏe phù đổng. Các lớp đang tham gia cuộc thi kéo co dưới sân trường, lớp em cũng vậy. Mỗi lớp sẽ có mười thành viên tham dự. Bầu không khí lúc này rất sôi động. Em cùng với các thành viên trong lớp cổ vũ nhiệt tình cho các bạn lớp mình. Những bạn được chọn thi đấu đều rất cao to, khỏe mạnh. Sau ba trận đấu, lớp em đã giành chiến thắng để bước vào trận chung kết của khối 2 sẽ diễn ra vào tuần sau. Em rất mong chờ vào trận đấu hôm đó.
Đề 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
CÂY XẤU HỔ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cổ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
Khoanh tròn đáp án đúng và trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm): Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại
B. Cây xấu hổ hé mắt nhìn
C. Cây xấu hổ vẫy cành lá
Câu 2 (0,5 điểm): Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
A. Có một con chim lạ bay đến
B. Có một con chim xanh biếc không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay
C. Có một con chim chích chòe bay đến
Câu 3 (0,5 điểm): Cây xấu hổ tiếc nuối điều gì?
A. Vì chưa bắt được con chim
B. Vì cây xấu hổ nhút nhát
C. Vì chưa được nhìn thấy con chim
Câu 4 (0,5 điểm): Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?
A. Róc rách
B. Lạt xạt
C. Xôn xao
Câu 5 (0,5 điểm): Toàn thân con chim như thế nào?
A. Lóng lánh
B. Lòe loẹt
C. Lập lòe
Câu 6 (1,0 điểm): Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
……………………………………………………………………………………
Câu 7 (0,5 điểm): Trong câu “Cây xấu hổ co rúm mình lại.”, từ chỉ hoạt động là từ nào?
……………………………………………………………………………………
Câu 8 (1,0 điểm): Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
mùa hè, chú ve sầu, rung rinh, râm ran
Mỗi quả sấu là một nốt nhạc…………trong gió trời. Còn nhạc sĩ là những ………………với những chiếc vĩ cầm vô hình, …………..trong tán lá nồng nàn suốt cả…………..
Câu 9 (1,0 điểm):
a)
– Tìm 2 từ chỉ sự vật:………………………………………………………………………………
– Tìm 2 từ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………………………
b) Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.
……………………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cây và hoa bên lăng Bác
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhánh sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngọt ngào.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết 4 – 5 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
Gợi ý:
- Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? (học tập, vui chơi)
- Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?
- Em và các bạn đã làm những việc gì?
- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại
Câu 2: (0,5 điểm)
B. Có một con chim xanh biếc không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay
Câu 3: (0,5 điểm)
C. Vì chưa được nhìn thấy con chim
Câu 4: (0,5 điểm)
B. Lạt xạt
Câu 5: (0,5 điểm)
A. Lóng lánh
Câu 6: (1 điểm)
Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
Câu 7: (0,5 điểm)
Từ chỉ hoạt động: co rúm
Câu 8: (1 điểm)
Mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trời. Còn nhạc sĩ là những chú ve sầu với những chiếc vĩ cầm vô hình, râm ran trong tán lá nồng nàn suốt cả mùa hè .
Câu 9: (1 điểm)
a)
– 2 từ chỉ sự vật: bông hoa, cặp sách,…
– 2 từ chỉ đặc điểm: rực rỡ, xinh đẹp,…
b) Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.
Ví dụ: Những bông hoa tỏa hương thơm ngát cả một vườn.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.