Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập Vật lí 12 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Vật lí 12 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý 12, đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 12 năm 2022 – 2023

    I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Vật lí 12

    I. MẠCH DAO ĐỘNG:

    1. Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.

    2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.

    3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.

    Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + φ).

    Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + π/2).

    (Với I0 = ωq0)

    Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023 – 2024

    q0: điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).

    I0: cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).

    U0: hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).

    Nhận xét:

    Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

    Mạch dao động có tần số góc w, tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2w, tần số 2f và chu kỳ .

    Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.

    Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.

    ………..

    II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG ĐIỆN TỪ)

    1. Giả thuyết của Mắc-xoen về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

    • Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy, là điện trường có các đường sức điện là đường cong kín, bao quanh các đường sức từ.
    • Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường, có các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện.

    2. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

    III. SÓNG ĐIỆN TỪ:

    1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

    2. Những tính chất (đặc điểm) của sóng điện từ.

    Sóng điện từ truyền được trong tất cả các môi trường vật chất, kể cả chân không. Vận tốc lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng trong chân không : c = 3.108 m/s.

    – Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kì trên phương truyền, vecto E và vecto B luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng v. Ba vecto E, B, v tạo thành một tam diện thuận.

    – Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian, và luôn cùng pha với nhau.

    – Sóng điện từ cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ; cũng có thể giao thoa, nhiễu xạ … như ánh sáng.

    – Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc bốn của tần số.

    – Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilômét được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến và được gọi là sóng vô tuyến.

    3. Sóng điện từ và thông tin vô tuyến.

    Sóng vô tuyến được chia thành: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

    – Sóng dài: Bước sóng λ khoảng trên 103 m (f khoảng dưới 3.105 Hz).

    – Sóng trung: Bước sóng khoảng từ 102 m đến 103 m (f khoảng từ 3.105 Hz đến 3.106 Hz).

    – Sóng ngắn: Bước sóng khoảng từ 10 m đến 102 m (f khoảng từ 3.106 Hz đến 3.107 Hz).

    – Sóng cực ngắn: Bước sóng khoảng từ 10-2 m đến 10 m (f khoảng từ 3.107 Hz đến 3.1010 Hz).

    IV. SỰ PHÁT VÀ THU SÓNG VÔ TUYẾN.

    1. Sự phát sóng vô tuyến.

    a) Nguyên tắc phát sóng vô tuyến.

    – Dùng các sóng điện từ cao tần.

    Vì

    + chúng mang năng lượng lớn.

    + phản xạ tốt trên tầng điện li, mặt đất và mặt nước, nên có thể truyền đi xa được.

    + mặt khác, các phân tử khí trong khí quyển hấp thụ mạnh các sóng điện từ. Chỉ trong một số ít khoảng bước sóng (hoặc tần số) của sóng điện từ hầu như không bị các phân tử khí hấp thụ. Trên mặt các máy thu thanh đều có ghi rõ các vị trí này, chẳng hạn với các sóng ngắn có các vị trí của các bước sóng khoảng 19 m, 25 m, 31 m, 49 m, 75 m … ứng với các dải tần số khoảng 16 MHz, 12 MHz, 9,7 MHz, 6 MHz, 4 MHz …

    – Biến điệu sóng cao tần.

    Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20 000 Hz. Còn sóng cao tần có tần số cỡ MHz, tai người không nghe được.

    II. Bài tập ôn thi học kì 2 Vật lí 12

    Câu 1: Chọn phát biểu đúng về mạch dao động.

    A. Mạch dao động gồm một cuộn cảm, một điện trở mắc song song với một tụ điện.
    B. Năng lượng điện từ toàn phần của mạch dao động biến thiên điều hòa.
    C. Nếu điện dung của tụ điện trong mạch càng nhỏ thì tần số của dao động điện từ càng lớn.
    D. Nếu độ tự cảm của cuộn dây trong mạch càng nhỏ thì chu kì dao động điện từ càng lớn.

    Câu 2: Trong mạch dao động LC, nếu tăng điện dung của tụ lên 12 lần và giảm độ tự cảm của cuộn cảm thuần xuống 3 lần thì tần số dao động của mạch

    A. Giảm 4 lần.
    B. Tăng 4 lần.
    C. Giảm 2 lần.
    D. Tăng 2 lần.

    Câu 3: Điện từ trường xuất hiện ở xung quanh

    A. Một điện tích đứng yên.
    B. Một dòng điện không đổi.
    C. Một tụ điện đã tích điện và được ngắt khỏi nguồn.
    D. Nguồn sinh tia lửa điện.

    Câu 4: Chọn câu phát biểu sai.

    Điện trường xoáy khác điện trường tĩnh ở chỗ

    A. Có đường sức khép kín.
    B. Điện trường xoáy xuất hiện khi điện tích chuyển động thẳng đều, còn điện trường tĩnh chỉ xuất hiện khi điện tích đứng yên.
    C. Điện trường xoáy làm xuất hiện từ trường biến thiên, còn điện trường tĩnh thì không.
    D. Điện trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra.

    Câu 5: Sóng điện từ và sóng cơ học không có tính chất chung nào dưới đây?

    A. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường.
    B. Có thể bị khúc xạ, phản xạ.
    C. Truyền được trong chân không.
    D. Mang năng lượng.

    Câu 6: Tốc độ truyền sóng điện từ

    A. Không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của sóng.
    B. Không phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của sóng.
    C. Phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng không phụ thuộc vào tần số của sóng.
    D. Phụ thuộc vào môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

    Câu 7: Sóng điện từ nào dưới đây không bị phản xạ ở tầng điện li?

    A. Sóng cực ngắn.
    B. Sóng ngắn.
    C. Sóng trung.
    D. Sóng dài.

    Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến là dựa vào hiện tượng

    A. Giao thoa sóng điện từ.
    B. Cộng hưởng sóng điện từ.
    C. Nhiễu xạ sóng điện từ.
    D. Phản xạ sóng điện từ.

    Câu 9: Một mạch dao động LC cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 50 m. Để máy này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng 100 m mà vẫn giữ nguyên độ tự cảm L thì điện dung của tụ phải

    A. Tăng 2 lần.
    B. Tăng 4 lần.
    C. Giảm 2 lần.
    D. Giảm 4 lần.

    Câu 19: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,2 H và tụ điện có điện dung C = 0,4 μF. Khi dòng điện qua cuộn dây là 10 mA thì hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 10 V. Năng lượng điện từ toàn phần của mạch bằng

    A. 1.10-5J.
    B. 2. 10-5J.
    C. 3. 10-5 J.
    D. 4. 10-5 J.

    Câu 20: Mạch dao động điện từ gồm một cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C = 5 μF. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0 = 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là uC = 4 V thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch tại thời điểm đó lần lượt bằng

    A. 4. 10-5J và 9.10-5J.
    B. 4. 10-5J và 5.10-5J.
    C. 2. 10-5J và 4,5.10-5J.
    D. 2. 10-5J và 2,5.10-5J.

    Câu 21: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 5 mH và tụ điện C. Mạch dao động tự do nhờ được cung cấp năng lượng 2.10-6 J. Tại thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường thì cường độ dòng điện trong mạch dao động là

    A. 0,05A.
    B. 0,01 A.
    C. 0,02 A.
    D. 0,4 A.

    Câu 22: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động biến đổi với tần số là f. Năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên tuần hoàn với tần số

    A. f/2.
    B. f.
    C. 2f.
    D. 4f.

    Câu 25: Trong mạch dao động LC, điện tích cực đại của tụ điện là Q0 = 0,8 nC, cường độ dòng điện cực đại I0 = 20 mA. Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là

    A. 5 kHz.
    B. 25 M Hz.
    C. 50 M Hz.
    D. Không có đáp số đúng.

    Câu 26: Một mạch dao động LC có tần số dao động riêng là f1 = 60 kHz nếu dùng tụ C1 và có tần số dao động riêng là f2 = 80 kHz nếu dùng tụ C2. Khi dùng cả C1 và C2 ghép song song thì tần số dao động riêng của mạch là

    A. 140 kHz.
    B. 48 kHz.
    C. 20 kHz.
    D. 24 kHz.

    Câu 27: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 6 mH, năng lượng của mạch bằng 7,5 μJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng

    A. 0,0025 A.
    B. 0,10 A.
    C. 0,15 A.
    D. 0,05 A.

    Câu 28: Trong mạch dao động điện từ, sau 3/4 chu kì kể từ khi tụ điện bắt đầu phóng điện, năng lượng của mạch dao động tập trung ở đâu?

    A. tụ điện.
    B. Cuộn cảm.
    C. Tụ điện và cuộn cảm.
    D. Bức xạ ra không gian xung quanh.

    Câu 29: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào sau đây?

    A. Phản xạ.
    B. Truyền được trong chân không.
    C. Mang năng lượng.
    D. Khúc xạ.

    Câu 30:) Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC có chu kì 2,0.10-4 s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi điều hòa với chu kì là

    A. 0,5.10-4 s.
    B. 4,0.10-4 s.
    C. 2,0.10-4 s.
    D. 1,0.104 s.

    Câu 31 Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5 μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6 V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4 V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng

    A. 10-5 J.
    B. 5.10-5 J.
    C. 9.10-5 J.
    D. 4.10-5 J.

    ……………..

    Tải file PDF hoặc Word về tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 12

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *