Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập Địa lí 9 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 9, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 9.

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024

    I. Kiến thức trọng tâm

    1. Vùng Đông Nam Bộ

    *Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

    – Lãnh thổ:

    + Diện tích vùng: 23 500 km2

    + Bao gồm các tỉnh thành: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai.

    + Lãnh thổ bao gồm: Phần đất liền và biển đảo. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có diện tích lớn nhất nước ta.

    – Tiếp giáp: Campuchia (Tây Bắc, Đông Bắc), DH Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Đông), Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam).

    * Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

    – Địa hình bán bình nguyên bằng phẳng.

    – Đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan. Trong đó đất xám phù sa cổ có ý nghĩa quan trọng nhất.

    – Khí hậu: Cận xích đạo

    – Sông ngòi khá dày đặc: Sông Sài Gòn, sông Bé… và hai hồ nước quan trọng hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.

    – Khoáng sản: trữ lượng dầu mỏ lớn ở vùng thềm lục địa phía Nam.

    – Rừng có vai trò quan trọng: hệ sinh thái Cần Giờ, Lò-gò Xa-mát, Bù Gia Mập, Cát Tiên.

    * Đặc điểm dân cư xã hội:

    – Số dân 17,1 triệu người (2018). Là vùng đông dân.

    – Địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người: Hoa, Chăm…

    – Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

    – Người dân năng động sáng tạo. – Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như : Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo…là điều kiện để phát triển du lịch.

    * Một số đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế:

    – Vùng có tỉ trọng nông nghiệp nhỏ nhất trong cơ cấu và tỉ trọng công nghiệp cao nhất trong cơ cấu.

    – Cây công nghiệp quan trọng nhất và có diện tích lớn nhất vùng là cao su.

    – Các ngành công nghiệp hiện đại bao gồm: Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

    – Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở: Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

    – Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất vì: Vì có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn lao động dồi dào có văn hoá cao và cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách đầu tư thông thoáng,

    – Dịch vụ đa dạng đầy đủ nhất cả nước: có các hoạt động thương mại, ngân hàng, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông,..

    – Hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế.Mạng lưới giao thông dày đặc với nhiều loại đường, bên bãi, sân bay, cảng. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng.

    2. Đồng bằng sông Cửu Long

    * Một số kiến thức trọng tâm:

    – Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có diện tích đứng đầu cả nước

    – Có địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo và mạng lưới sông ngòi dày đặc.

    – Nghèo tài nguyên khoáng sản chủ yếu là than bùn.

    – Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng.

    3. Thực hành:

    – Nhận biết biểu đồ tròn:

    – Nhận biết biểu đồ miền:

    + Thể hiện chuyển dịch cơ cấu

    + Số liệu từ 3 năm trở xuống

    + Thể hiện chuyển dịch cơ cấu

    + Số liệu lớn hơn 3 năm.

    II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Địa lý 9

    Câu 1: Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

    A. Sóc Trăng
    B. Cà Mau
    C. Tây Ninh
    D. Đồng Tháp

    Câu 2: Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là (0,5 điểm)

    A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa
    B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa
    C.TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu
    D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa

    Câu 3: Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: (0,5 điểm)

    A. Vật liệu xây dựng
    B. Cơ khí nông nghiệp.
    C. Dệt may.
    D. Chế biến LTTP

    Câu 4: Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: (0,5 điểm)

    A. Lượng mưa trong vùng quá lớn.
    B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.
    C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
    D. Nước sông Mê Công đổ về.

    Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: (0,5 điểm)

    A. Cận xích đạo.
    B. Nhiệt đới khô.
    C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh
    D. Cận nhiệt đới

    Câu 6: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

    A. Bình Dương
    B. Tây Ninh
    C. Đồng Nai
    D. Lâm Đồng

    Câu 7: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: (0,5 điểm)

    A.khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.
    B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.
    C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.
    D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

    Câu 8: Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước: (0,5 điểm)

    A. Đông Nam Bộ
    B. Trung du miền núi Phía Bắc
    C. Duyên Hải Nam Trung Bộ
    D. Đồng Bằng sông Cửu Long

    Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu:

    A. Cận xích đạo.
    B. Nhiệt đới khô.
    C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh
    D. Cận nhiệt đới

    Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu:

    A. Cận xích đạo.
    B. Nhiệt đới khô.
    C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh
    D. Cận nhiệt đới

    Câu 11: Cây công nghiệp nào có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?

    A. Điều.
    B. Hồ tiêu
    C. Cà phê.
    D. Cao su.

    Câu 12.Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

    A. Vật liệu xây dựng
    B. Chế biến LTTP.
    C. Dệt may.
    D. Cơ khí nông nghiệp

    Câu 13. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

    A. Bình Dương
    B. Tây Ninh
    C. Đồng Nai
    D. Lâm Đồng

    Câu 14.Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước:

    A. Đông Nam Bộ
    B. Trung du miền núi Phía Bắc
    C. Duyên Hải Nam Trung Bộ
    D. Đồng Bằng sông Cửu Long

    Câu 15. Thế mạnh quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

    A. Cây lương thực
    B. Cây công nghiệp
    C. Chăn nuôi trâu, bò
    D. Chăn nuôi lợn

    Câu 16. Vùng Đông Nam Bộ nổi bật so với cả nước với loại khoáng sản nào

    A. Dầu khí
    B. Kim loại
    C. Nước khoảng 
    D. Sét cao lanh

    Câu 17: Ý nào sau đây chứng tỏ khu vực dịch vụ của Đông Nam Bộ rất đa dạng:

    A: Có các hoạt động thương mại, ngân hàng, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông,..
    B. Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển cao.
    C. Có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của cả nước.
    D. Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

    Câu 18: Điểm nào dưới đây không đúng với hệ thống giao thông Đông Nam Bộ:

    A. Hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế.
    B. Mạng lưới giao thông dày đặc với nhiều loại đường, bên bãi, sân bay, cảng.
    C. Mạng lưới giao thông đường sông phát triển khắp trong vùng.
    D. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng.

    Câu 19: Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh?

    A. Vì có vị trí địa lí thuận lợi.
    B. Nguồn lao động dồi dào có văn hoá cao.
    C. Cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách đầu tư thông thoáng,
    D. Tất cả các lí do trên.

    Câu 20: Vườn quốc gia nào KHÔNG thuộc vùng Đông Nam Bộ?

    A. Lò Gò-Xa Mát.
    B. Cát Tiên.
    C. Bù Gia Mập.
    D. U Minh Hạ.

    Câu 21: Vì sao có thể nói Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế biển ?

    A. Dầu khí trên thềm lục địa có trữ lượng lớn.
    B. Có điều kiện nuồi trồng và đánh bắt thủy sản.
    C. Cảng biển lớn, bãi biển đẹp.
    D. Tất cả các ý trên.

    Câu 22: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

    A. Dệt may, da giầy, gốm sứ.
    B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
    D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
    C. Chế biến lương thực – thực phẩm, cơ khí.

    III. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 Địa 9

    Phần II : TỰ LUẬN -THỰC HÀNH –BÀI TẬP

    Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp đó

    Câu 2: Nêu ý nghĩa ”sống chung với lũ” vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Câu 3: Cho bảng số liệu

    BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

    Đơn vị: nghìn tấn

    Sản lượng 1995 2002 2010 2014
    Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1252,5 2999,1 3619,5
    Cả nước 1584,4 2647,4 5142,7 6322,5

    a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

    b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

    c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

    Câu 4 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm nổi bật gì? Các đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

    Câu 5 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế- xã hội?

    GỢI Ý TRẢ LỜI TỰ LUẬN

    Câu 1

    – Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản. …………………………………………………………………………………………….

    Câu 2

    – Khái quát qua đặc điểm lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn.

    – Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ: Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ……………

    Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản……..

    Mặt khác, hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh)……..………

    Câu 3:  

    a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

    Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A*100/Tổng số

    b. Vẽ biểu đồ

    – Tính bán kính

    – Vẽ biểu đồ

    c. Nhận xét:

    – Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng…..)

    – Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng)…..

    – Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

    + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)………

    + Có nhiều biến động (dẫn chứng)…..

    …………………………………………………………………………………………….

    Câu 4 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

    -Thuận lợi: …………………………………………………………….

    – Khó Khăn………………………………………………………………..

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *