Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và đề thi minh họa giữa kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương giữa học kì 2 Ngữ văn 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 10 năm 2023 – 2024

    1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

    A. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10

    Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi

    B. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10

    Câu 1. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

    Câu 2. Nghị luận xã hội (6,0 điểm)

    C. Thời gian làm bài: 90 phút

    D. Một số lưu ý thi giữa kì 2 Văn 10

    I. Đọc – hiểu:

    Ngữ liệu là đoạn trích thơ trung đại hoặc truyện hiện đại, văn bản có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 10

    Nội dung kiểm tra gồm 10 câu hỏi, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.

    Bao gồm các đơn vị kiến thức sau

    Nhận biết về thể loại:

    1.Nhận diện các thể thơ, xác định ngôi kể

    – Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ.

    – Xác định ngôi kể: có 2 ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

    2. Nhận diện về thể loại: Cần căn cứ vào đặc trưng của các thể loại để nhận biết.

    3.Nhận biết Phương thức biểu đạt

    3.1.Tự sự: là khi văn bản trình bày các sự việc(sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

    Lưu ý: thường có:

    + Cốt truyện

    + Nhân vật tự sự, sự việc

    + Rõ tư tưởng, chủ đề

    + Có ngôi kể, có điểm nhìn

    – Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, tình cảm, thái độ

    3.2 .Miêu tả : là khi văn bản tái hiện các tính chât, thuộc tính sự vật, hiện tượng, làm cho chúng hiển hiện.

    – Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

    3.3 Biểu cảm: là khi văn bản bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.

    Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm

    3.4 Thuyết minh: là khi van bản trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.

    – Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng (pp liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, nêu số liệu)

    3.5 Nghị luận : Là khi văn bản trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và các tác phẩm văn học bằng các luận cứ, luận điểm và cách lập luận.

    – Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu

    3.6 Hành chính công vụ: (ít khi gặp)

    4. Nhận biết các biện pháp nghệ thuật:

    4.1 So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    4.2 Nhân hóa Là gợi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

    4.3. Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (có nét giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    4.4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận (gần gũi với nó) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    4.5 Phép điệp

    – Điệp từ: lặp lại từ ngữ

    – Điệp ngữ: lặp lại một cụm từ

    – Điệp cấu trúc: lặp lại một cấu trúc câu

    4.6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng: Diễn tả cụ thể , toàn diện

    4.7 Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt có tác dụng bộc lộ cảm xúc

    4.8 Nói quá Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

    4.9 Nói giảm nói tránh: Cách nói thấp hơn mức độ bình thường nhằm bày tỏ cảm xúc, thái độ….

    4.10 Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có tính chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị văn bản. Có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng về nội dung biểu đạt

    4.11 Đối lập (tương phản) hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng Tạo hiệu quả hài hòa , cân đối trong diễn đạt . Nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng , gợi hình ảnh sinh động , tạo nhịp điệu

    4.12 Biện pháp chêm xen Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

    5. Nhận biết chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) trong ngữ liệu.

    6. Hiểu được các chi tiết, nội dung của ngữ liệu; tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu.

    7. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về một vấn đề liên quan đến nội dung ngữ liệu; rút ra bài học, thông điệp từ văn bản.

    II. Làm văn: Kiểu bài Nghị luận xã hội.

    CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

    *Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Khái niệm

    Nghị luận về tư tưởng đạo lí là sử dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đạo đức; tư tưởng; lối sống; cách sống… của con người trong xã hội.

    Một số đề ví dụ mẫu:

    + Suy nghĩ của anh chị về câu nói: “Lao động bao giờ cũng là cơ sở cho cuộc sống con người và cho văn hóa” (A. Makarenko)

    + Suy nghĩ của anh chị về lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại.

    + Suy nghĩ của anh chị về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc…

    b. Cách thức triển khai bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

    Khi gặp dạng bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, các em cần triển khai theo 4 bước dưới đây:

    -Bước1:

    + Giải thích từ ngữ trọng tâm: Khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)…

    + Giải thích ý nghĩa tổng quát: Câu nói, nhận định, câu chuyện…

    -Bước2:

    + Lần lượt bàn luận, phân tích các mặt đúng: Biểu hiện, tác dụng/hiệu quả, tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí, dẫn chứng minh họa…

    + Lần lượt bàn luận, phân tích, bác bỏ, phê phán các mặt sai: thực trạng, tác hại…

    -Bước3:

    + Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh.

    + Mở rộng bằng cách đào sâu vấn đề.

    + Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

    -Bước4:

    + Rút ra bài học cho bản thân.

    + Thể hiện quan điểm cá nhân: (Ngợi ca, suy tôn những biểu hiện tốt; Phê phán, bác bỏ những biểu hiện xấu)

    c. Cần lưu ý gì khi triển khai bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí?

    – Đọc kỹ đề, gạch chân các từ then chốt, xác định yêu cầu của đề (Nội dung đề cập là gì? Hình thức trình bày ra sao? Phạm vi tư liệu cần sử dụng?)

    – Cần xác định xem đây là dạng bài nào để lên ý tưởng và dàn ý triển khai sao cho phù hợp:

    + Đối với dạng bài trực tiếp: Học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

    + Đối với dạng bài gián tiếp: Học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vào ý nghĩa câu chuyện, câu nói, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.

    *Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Khái niệm

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sự sẻ chia… Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội, tác động đến đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng; đạo lí; cách sống đúng đắn; tích cực đối với học sinh thanh niên.

    Một số ví dụ đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:

    + Hiện tượng xấu, có tác động tiêu cực: Hút thuốc lá; Ô nhiễm môi trường; Vô cảm; Bạo lực học đường…

    + Hiện tượng tốt, có tác động tích cực: Hiệp sĩ đường phố; Ủng hộ, quyên góp đồng bào vùng lũ lụt…

    + Những quan điểm trái chiều về một hiện tượng xã hội: Bạn trẻ khởi nghiệp; Học sinh nên mặc đồng phục gì khi đến trường; Cha mẹ cho con dùng internet sớm; Đại học là con đường lập nghiệp duy nhất.

    b. Cách triển khai bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống5 yếu tố mà các em cần đặc biệt chú ý khi triển khai đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:

    + Biểu hiện: Tức là được nghe, được chứng kiến; Phạm vi hiện tượng (từ rộng đến hẹp; mức độ từ xã hội đến trong gia đình)

    + Nguyên nhân: cần xác định lý do gây nên do sự chủ quan hay khách quan.

    + Sự ảnh hưởng: Sức ảnh hưởng của nó đến với xã hội nói chung; đối với từng người nói riêng.

    + Bàn luận: Cần khẳng định đây là vấn đề tốt hay xấu; cần suy tôn hay nên bác bỏ; lí giải ngắn gọn về quan điểm của bản thân. Cần mở rộng vấn đề bằng cách giải thích; chứng minh; đào

    + Bài học rút ra: Kinh nghiệm rút ra sau vấn đề. Em có gửi gắm thông điệp gì?

    c. Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

    + Đọc kĩ đề để hiểu đúng, hiểu sâu, nắm được bản chất vấn đề.

    + Học sinh phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình trước hiện tượng nghị luận, phải giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng và có những lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình.

    + Đưa ra số lượng dẫn chứng phù hợp để bài làm có sức thuyết phục (cả bài không thể chỉ có một dẫn chứng nhưng cũng không nên đưa ra quá nhiều dẫn chứng, các em sẽ dễ bị xa đề, lạc đề). Thông thường, khi đưa ra một lí lẽ, các em cần có một dẫn chứng để chứng minh.

    + Học sinh cần trang bị cho mình vốn hiểu biết về kiến thức đời sống xã hội để có thể chứng minh, lí giải vấn đề một cách rõ ràng.

    E. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 10

    PHÒNG GD&ĐT……

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

    NĂM 2023 – 2024

    Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

    Thời gian làm bài:120 phút

    (không kể thời gian phát đề)

    Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

    GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN (Bài 43)

    Rồi hóng mát thuở ngày trường
    Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
    Lao xao chợ cá làng ngư phủ
    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
    Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
    Dân giàu đủ khắp đòi phương.

    (Nguyễn Trãi)

    Câu 1 (0,5 điểm). Câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” gợi điều gì về nhân vật trữ tình?

    A. Con người bon chen, tất bật

    B. Con người nhàn nhã thư thái

    C. Con người vất vả mệt mỏi

    D. Con người buồn bã, đau khổ

    Câu 2 (1,0 điểm). Xác định các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài? Cảnh ngày hè được miêu tả như thế nào?

    Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp đó?

    Câu 4 (0,5 điểm). Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống như thế nào?

    Câu 5 (1,0 điểm). Nội dung chủ đạo mà anh/chị cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là gì?

    Câu 6 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

    Phần 2: Viết (4 điểm)

    Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

    Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10

    Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 1

    B. Con người nhàn nhã thư thái

    0,5 điểm

    Câu 2

    Các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài:

    – Hoa hòe màu xanh.

    – Hoa lựu màu đỏ.

    – Hoa sen màu hồng.

    Cảnh ngày hè được miêu tả: bình dị, nhiều màu sắc và âm thanh với những sự vậy đặc trưng của mùa hè.

    1,0 điểm

    Câu 3

    Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

    → Tác dụng của biện pháp này là: Nhấn mạnh vào âm thanh huyên náo của chợ cá.

    1,0 điểm

    Câu 4

    Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống sống động, thể hiện cuộc sống no đủ và hạnh phúc của người dân.

    0,5 điểm

    Câu 5

    Nội dung chủ đạo mà em cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là Tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi.

    1,0 điểm

    Câu 6

    HS trình bày suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

    + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

    + Đảm bảo yêu cầu nội dung.

    Gợi ý:

    – Từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, HS suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay.

    – Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì? Tại sao phải lấy dân làm gốc? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc? Bài học nhận thức và hành động?

    2,0 điểm

    Phần 2: Viết (4 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25 điểm

    0,25 điểm

    2,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

    1. Mở bài

    Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    – Lí tưởng sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó.

    b. Phân tích

    – Lí tưởng sống là kim chỉ nam cho cuộc sống của con người, người sống không có lí tưởng chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

    – Lí tưởng sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa

    – Lí tưởng sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn.

    c. Chứng minh

    HS lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tượng nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến để minh họa cho bài làm văn của mình.

    d. Liên hệ bản thân

    Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó.

    Sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

    3. Kết bài

    Khái quát lại tầm quan trọng của lí tưởng sống đối với giới trẻ.

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    e. Sáng tạo

    – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    2. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

    I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10

    Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ)

    Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ: Thơ văn Nguyễn Trãi.

    II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10

    Câu 1. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

    Câu 2. Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình

    III. Thời gian làm bài: 90 phút

    IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 10

    Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

    BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 21

    Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

    Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

    Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;

    Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).

    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

    Đen gần mực đỏ gần son.

    (Bảo kính cảnh giới – bài 21-

    Theo Nguyễn Trãi toàn tập – Đào Duy Anh dịch chú)

    Chú thích: (1) và (2) : Lấy ý từ câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.

    Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;

    A. Biểu cảm, nghị luận
    B. Biểu cảm, tự sự
    C. Nghị luận, tự sự
    D. Nghị luận, thuyết minh

    Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

    A. Thất ngôn
    B. Thất ngôn xen lục ngôn
    C. Thất ngôn bát cú Đường luật
    D. Tự do

    Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu thực
    B. Hai câu luận
    C. Hai câu thực và hai câu luận
    D. Hai câu đề và hai câu thực

    Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?

    A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
    B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
    C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
    D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

    Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:

    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại
    B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.
    C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
    D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

    Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

    A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
    B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian
    C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
    D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

    Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:

    A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.
    B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.
    C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy
    D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

    Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.

    Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:

    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
    Đen gần mực đỏ gần son.

    Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?

    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    Phần 2: Viết (4 điểm)

    Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

    HƯỚNG DẪN CHẤM

    Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

    Câu Đáp án Điểm
    Câu 1 A 0,5 điểm
    Câu 2 B 0,5 điểm
    Câu 3 B 0,5 điểm
    Câu 4 C 0,5 điểm
    Câu 5 D 0,5 điểm
    Câu 6 D 0,5 điểm
    Câu 7 A 0,5 điểm

    Câu 8

    Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:

    Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

    – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

    Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm – Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

    Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:

    – Các câu tục ngữ trên đều được đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lai, việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.

    – Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.

    0,5 điểm

    Câu 9

    Hai câu thơ kết:

    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

    Đen gần mực đỏ gần son.

    – Lập luận theo cấu trúc nguyên nhân – kết quả, hai câu kết thể hiện quan điểm sống của tác giả: Hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.

    – Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống

    1,0 điểm

    Câu 10

    – (Nếu) đồng tình, lí giải:

    + Chơi cùng người xấu, người dại, nếu không cảnh giác, sẽ bị nhiễm thói xấu và trở nên xấu hơn. Còn nếu cứ phải cảnh giác thì thật mệt mỏi.

    + Chơi cùng người khôn ngoan, sẽ học được những điều hay, lẽ phải, sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn từ sự ảnh hưởng ấy.

    – (Nếu) không đồng tình, lí giải:

    + Có nhiều người rất bản lĩnh, họ không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, dù có kết giao với người không tốt thì cũng không bị lung lay gì.

    + Có người không chịu thích nghi, học hỏi, chơi với người khôn cũng không học hỏi được gì.

    1,0 điểm

    Phần 2: Viết (4 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25 điểm

    0,25 điểm

    2,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

    – Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

    – Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

    – Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

    – Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

    – Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình).

    – Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

    – Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

    – Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    e. Sáng tạo

    – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Thơ văn Nguyễn Trãi

    4

    0

    3

    1

    0

    2

    0

    60

    2

    Viết

    Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    20

    5

    15

    20

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    25%

    35%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

    I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10

    Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi

    II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10

    Câu 1. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

    Câu 2. Nghị luận xã hội (6,0 điểm)

    III. Thời gian làm bài: 90 phút

    IV. Một số lưu ý thi giữa kì 2 Văn 10

    I. Đọc – hiểu:

    – Nội dung:

    • Tác giả Nguyễn Trãi, thơ Nôm Nguyễn Trãi.
    • Yêu cầu: Nắm vững kiến thức về tác giả, nội dung thơ văn Nguyễn Trãi. Nắm vững chiến thuật đọc hiểu thơ Nôm Đường luật.

    – Hình thức:

    + 6 câu hỏi ở ở các cấp độ

    • Nhận biết: 02 câu.
    • Thông hiểu: 02 câu.
    • Vận dụng thấp: 01 câu.
    • Vận dụng cao: 01 câu.

    + Đảm bảo diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

    II. Nghị luận xã hội:

    – Nội dung nghị luận: nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.

    – Hình thức:

    • Dung lượng: viết bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh.
    • Đảm bảo diễn đạt mạch lạc …
    • Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…
    • Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng…

    V. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 10

    I. ĐỌC HIỂU (6đ)

    Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

    Ngôn chí – bài 10

    (Nguyễn Trãi)

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
    Có thân chớ phải lợi danh vây.
    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
    Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
    Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
    Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
    Năng một ông này đẹp thú này

    (Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

    Chú thích:

    (1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây

    (2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.

    (4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.

    (5) Năng: có thể, hay.

    Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?

    A. Văn chính luận
    B. Thơ chữ Hán
    C. Thơ Nôm
    D. Thơ tự thuật

    Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?

    A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật
    B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ
    C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng
    D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ

    Câu 3: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10- Nguyễn Trãi?

    A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng
    B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng
    C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ
    D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân

    Câu 4: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hiện:

    A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân
    B. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác
    C. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ
    D. Thiên nhiên đầy ắp chất nhạc, chất họa

    Câu 5: Nội dung hai câu luận nói về điều gì?

    A. Cảnh vật, lòng người
    B. Thú vui tao nhã
    C. Sức sống nơi làng quê
    D. Ít vướng bận,vui sống

    Câu 6: Câu thơ: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu là?

    A. Quang cảnh vắng như cảnh chùa Bà Đanh
    B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu
    C. Lòng người lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu
    D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng

    Câu 7: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phải lợi danh vậy?

    A. Thân chớ bị vây bọc, lệ thuộc vào danh lợi
    B. Có thân phải có danh lợi
    C. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị
    D. Danh lợi là giá trị của bản thân

    Câu 8: Câu thơ: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiểu là?

    A. Uống rượu nghiêng chén uống cả trăng
    B. Nghiêng chén uống rượu như hớp cả bóng trăng trong chén
    C. Uống rượu và ngắm trăng trong chén
    D. Thưởng trăng và uống rượu – thú vui tao nhã

    Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ (1đ)

    Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ)

    II. VIẾT (4đ)

    Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

    Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    2. Từ khi có văn minh, con người đã nghĩ đến danh và lợi. Bởi luôn muốn thu vén địa vị và lợi lộc cho riêng mình, biết bao tham quan đã gây nên nghiệp chướng, oan tình, kì án, gieo rắc đau thương trên khắp thế gian. Danh và lợi là hai lưỡi kiếm rất ác độc và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên suốt đường đời không sao dứt bỏ được.

    Câu 2: Viết bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người (3đ)

    —–Hết—–

    Đáp án

    Phần I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1 (0.5đ) Câu 2 (0.5đ) Câu 3 (0.5đ) Câu 4 (0.5đ) Câu 5 (0.5đ) Câu 6 (0.5đ) Câu 7 (0.5đ) Câu 8 (0.5đ)
    C D B A C B A B

    Câu 9: : Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ

    Gợi ý đáp án

    – Hai câu thực: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bẻ cây

    – Nghệ thuật đối- chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của cao nhân mặc khách diễn ra nơi thôn quê với trăng gió, cây và hoa

    +Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng

    +Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…

    Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng)

    Gợi ý đáp án

    – HS tự cảm nhận bằng cảm xúc của riêng mình nhưng cần thể hiện các nét chính về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ

    – Tham khảo những ý chính sau:

    + Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi

    +Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước

    +Không quan tâm sự đời, thấy lòng thanh thản với thú vui đẹp…

    PHẦN II. VIẾT

    Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b

    a. Đặt tên cho bức họa và văn bản trên

    Gợi ý đáp án

    – HS tự đặt tên theo ý cá nhân, cần làm nổi bật bản chất của bức họa, đoạn văn bản

    – Tham khảo gợi ý sau:

    +Bức họa: Hành trình danh vọng, tiền tài/ Sức mạnh của đồng tiền

    +Đoạn văn bản : Hậu họa của danh vọng

    b. Làm rõ nét tương đồng ở bức họa và đoạn văn bản trên. Chỉ ra sự khác biệt của chúng do phương tiện chuyển tải thông tin mang lại (trả lời từ 5-7 dòng)

    Gợi ý đáp án

    – Nét tương đồng: cùng nói về vấn đề danh lợi, tiền tài của đời người

    – Khác biệt:

    + Bức họa: dùng hình ảnh, hình khối minh họa cụ thể sinh động hành trình, thái độ con người trước danh lợi; thế đứng của con người khi có danh lợi

    + Đoạn văn bản: dùng ngôn ngữ diễn tả nỗi đau của con người do lòng tham danh lợi mang đến… Con người khó thoát khỏi vòng danh lợi.

    Câu 2: Viết bài văn

    Gợi ý đáp án

    … thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người.

    Phần chính

    Điểm

    Nội dung cụ thể

    Mở bài

    0.25

    – Giới thiệu vấn đề: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người

    – Thái độ người viết về quan niệm trên

    Thân bài

    2.0

    Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

    – Nhận thức, phân tích về vai trò của đồng tiền

    +Hiểu đúng: là phương tiện của cuộc sống, mỗi người cần làm ra tiền tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình…

    +Tác hại của việc hiểu chưa đúng: coi tiền là mục đích sống → dễ dẫn đến sai lầm, hy sinh sức khỏe, hạnh phúc,…

    – Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều chỉnh quan niệm và hành động sống…

    Kết bài

    0.5

    – Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại

    – Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân…

    Yêu cầu khác

    0.25

    – Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận).

    – Diễn đạt rõ ý, lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc,..

    – Dẫn chứng đa dạng

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *