Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Sinh học 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập Sinh học 12 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 12, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 12.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2023 – 2024

PHẦN TIẾN HOÁ

Câu 1: Loài người hình thành vào kỉ

A. Jura
B. Tam điệp
C. Đệ tam
D. Đệ tứ

Câu 2: Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào?

A. Nguyên sinh Thái cổ Cổ sinh Trung sinh Tân sinh
B. Thái cổ Cổ sinh Nguyên sinh Trung sinh Tân sinh
C. Cổ sinh Thái cổ Nguyên sinh Trung sinh Tân sinh
D. Thái cổ Nguyên sinh Cổ sinh Trung sinh Tân sinh

Câu 3: Phát triển nào sau đây có nội dung sai:

A. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.
B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.
C. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.
D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.

Câu 4: Hóa thạch là:

A. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá.
B. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến ngày nay.
C. Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá.
D. Là sự hóa đá của sinh vật.

Câu 5: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:

A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.
D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

Câu 6: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 7: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:

A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm
B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
C. 570 năm và 4,5 triệu năm
D. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 8: Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tứ
B. đệ tam
C. jura
D. tam điệp

Câu 9: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:

A. Sự sống còn tập trung dưới nước.
B. Hình thành sinh quyển.
C. Có giun và thân mền trong giới động vật.
D. Có quá trình phân bố lại địa dương.

Câu 10: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)
B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân
D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Đêvôn.
B. kỉ Cambri.
C. Kỉ Jura
D. kỉ Pecmi.

Câu 12: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là:

A. Homo erectus
B. Homo Neanderthalensis
C. Homo habilis
D. Homo sapiens

PHẦN SINH THÁI HỌC

Câu 13: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.
B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.

Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các con chim sống trong một khu rừng.
D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.

Câu 15: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự

A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu 16: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố.
B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỷ lệ đực cái.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 17: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Câu 18: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.
B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi.
D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 19: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.

Câu 20: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là

A. không khí
B. nước.
C. ánh sáng.
D. gió.

Câu 21: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

A. hội sinh.
B. ký sinh.
C. cộng sinh.
D. cạnh tranh.

Câu 22: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ

A. ức chế – cảm nhiễm.
B. hội sinh.
C. cạnh tranh khác loài.
D. động vật ăn thịt và con mồi.

Câu 23: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động

A. không theo chu kì.
B. theo chu kì mùa.
C. theo chu kì tuần trăng.
D. theo chu kì nhiều năm.

Câu 24: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
B. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu 25: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.
B. hợp tác.
C. hội sinh.
D. kí sinh – vật chủ

Câu 26: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).

Câu 27: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ

A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. dinh dưỡng.
D. sinh sản.

Câu 28: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm

A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển.

Câu 29: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 30: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

Câu 31: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 32: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thế.
C. loài đặc trưng.
D. loài ngẫu nhiên.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 34: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
D. cả hai loài đều có lợi.

Câu 35: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 36: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 37: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (4).

Câu 38: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Sự phân bố của các loài trong không gian.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Nhóm tuổi.

Câu 39: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.
B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.
C. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.

Câu 40: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là

A. quan hệ hội sinh.
B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ vật chủ – vật kí sinh.
D. quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

Câu 41: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu 42: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 43: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

Câu 44: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có

A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 46: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 lớp 12 môn Sinh học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *