Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Vật lí 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 12 năm 2023 – 2024
Đề cương ôn tập Vật lí 12 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Vật lí 12 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 12.
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 12 năm 2023 – 2024
A. Lí thuyết ôn thi giữa kì 2 lớp 12
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG. MÁY BIẾN ÁP
1. Lý thuyết
+ Công suất hao phí trên đường dây tải:
với P là công suất cần truyền tải; Ulà điện áp nơi cung cấp, là điện trở của dây tải.
+ Biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải: giảm r, tăng U. Khi tăng U lên n lần thì công suất hao phí giảm đi n2 lần.
+ Máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp mà không làm thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
+ Máy biến áp gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên một lỏi sắt hình khung; cuộn nối vào nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn nối ra tải tiêu thụ điện năng gọi là cuộn thứ cấp.
+ Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
+Với máy biến áp làm việc trong điều kiện lí tưởng (hiệu suất gần 100 % ) thì:
Khi mathrm{N}_{1} Rightarrow mathrm{U}_{2}>mathrm{U}_{1}” width=”168″ height=”18″ data-type=”0″ data-latex=”mathrm{N}_{2}>mathrm{N}_{1} Rightarrow mathrm{U}_{2}>mathrm{U}_{1}” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cmathrm%7BN%7D_%7B2%7D%3E%5Cmathrm%7BN%7D_%7B1%7D%20%5CRightarrow%20%5Cmathrm%7BU%7D_%7B2%7D%3E%5Cmathrm%7BU%7D_%7B1%7D”> : máy tăng áp; khi : máy hạ áp.
+ Công dụng của máy biến áp:
- Dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
- Sử dụng trong việc truyền tải điện năng để giảm hao phí trên đường dây truyền tải.
- Sử dụng trong các máy hàn điện, nấu chảy kim loại (cường độ dòng điện lớn).
+ Các nguyên nhân gây hao phí trên máy biến áp và cách khắc phục:
– Tổn hao do hiệu ứng Jun – Len xơ trên hai cuộn dây; khắc phục bằng cách dùng dây đồng có tiết diện lớn để giảm điện trở cuộn dây.
– Tổn hao do dòng Fucô trong lõi sắt; khắc phục bằng cách ghép nhiều lá sắt mỏng cách điện với nhau làm lõi biến áp để tăng điện trở của lõi biến áp.
– Tổn hao do hiện tượng từ trễ của lõi sắt; khắc phục bằng cách dùng thép kĩ thuật (tôn silic) có chu trình từ trễ hẹp để làm lõi.
2. Công thức
+ Máy biến áp lí tưởng có: .
+ Suất điện động:
+ Công suất hao phí trên đường dây tải:
+ Điện trở của dây tải điện:
Hiệu suất tải điện: .
+ Độ giảm điện áp trên đường dây tải điện:
II. MÁY PHÁT ĐIỆN, ĐỘNG CƠ ĐIỆN
1. Lý thuyết
+ Máy phát điện xoay chiều một pha: khi quay, nam châm (lúc này là rôto) tạo ra từ trường quay, sinh ra suất điện động xoay chiều trong các cuộn dây cố định.
+ Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều, gây bởi ba suất điện động cùng tần số, cùng biên độ nhưng lệch pha nhau là rad từng đôi một.
+ Máy phát điện xoay chiều ba pha: khi quay, nam châm (lúc này là rôto) tạo ra từ trường quay, sinh ra hệ ba suất điện động trong ba cuộn dây giống nhau đặt cố định (stato) trên một vòng tròn tạo với nhau những góc 1200.
+ Đặt trong từ trường quay một khung dây dẫn kín có thể quay quanh một trục, trùng với trục quay của từ trường thì khung dây quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (’
Ta nói khung dây quay không đồng bộ với từ trường.
+ Khi động cơ không đồng bộ hoạt động ổn định thì tần số của từ trường quay bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato còn tốc độ quay của rôto thì nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
2. Công thức
+ Suất điện động trong khung dây của máy phát điện:
.
+ Tần số dòng điện do máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực:
Khi roto quay với tốc độ n vòng/giây thì
Khi roto quay với tốc độ n vòng/phút thì .
+ Khi roto quay với tốc độ ; khi roto quay với tốc độ 0 có
+ Máy phát điện xoay chiều 3 pha: Nếu và . Tại mọi thời điểm thì .
+ Trong 1 giây dòng điện xoay chiều có tần số ( tính ra Hz) đổi chiều 2 f lần.
+ Công suất tiêu thụ trên động cơ điện:
+ Hiệu suất của động cơ:
B. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Tia X được ứng dụng.
A. để sấy khô, sưởi ấm.
B. trong khoan cắt kim loại.
C. trong chiếu điện, chụp điện.
D. trong đầu đọc đĩa CD.
Câu 2. Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A. khả năng ion hoá mạnh không khí.
B. bản chất là sóng điện từ.
C. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
Câu 3. Thực hiện thí nghiệm Y- âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng. Biết hai khe sáng cách nhau a, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân thu được là i. Hệ thức nào dưới đây đúng?
Câu 4. Một sóng điện từ có chu kỳ T, bước sóng và tốc độ truyền sóng trong chân không là c. Hệ thức nào dưới đây đúng?
Câu 5. Trong chân không, bức xạ nào sau đây là bức xạ tử ngoại?
A. 480nm.
B. 630nm.
C. 280nm.
D. 930nm.
Câu 6. Khi một điện tích điểm q dao động điều hòa thì xung quanh q sẽ tồn tại
A. điện trường.
B. trường tĩnh điện
C. từ trường.
D. điện trường biến thiên.
Câu 7. Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính
A. Hệ tán sắc.
B. Mạch tách sóng.
C. Phần cảm.
D. Phần ứng.
Câu 8. Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất khí ở áp suất lớn.
B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất lỏng.
Câu 9. Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có dộ tự cảm L. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Giá trị của f là
Câu 10. Một ánh sáng đơn sắc không có tính chất nào sau đây ?
A. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
C. Có một màu xác định.
D. Có một tần số xác định.
Câu 11. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng
A. đưa sóng cao tần ra loa.
B. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần.
C. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm.
D.đưa sóng siêu âm ra loa.
Câu 12. Sóng điện từ
A. là sóng ngang.
B. không truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc
D. chỉ lan truyền trong môi trường rắn, lỏng.
Câu 13. Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?
A. Sóng cực ngắn.
B. Sóng dài.
C. Sóng trung.
D. Sóng ngắn.
Câu 14. Khi thực nghiệm thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc, một học sinh đo được khoảng vân là 0,5mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 3 (cùng bên so với vân trung tâm) là
A.1,0 mm.
B. 2,25mm.
C. 2,0 mm.
D. 1,5 mm.
Câu 15. Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91MHz lan truyền trong không khí với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của sóng này
A. 2,7m.
B. 3,3m.
C. 3,0m.
D. 9,1m.
Câu 16. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân, và những vật bị nung nóng trên 3000oC đều là những nguồn phát tia nào mạnh trong các tia sau?
A. Tia tử ngoại.
B. Tia X (tia Ronnghen).
C. Tia hồng ngoại
D. Tia γ (tia gama).
Câu 17. Quang phổ của một bóng đèn dây tóc khi nóng sáng thì sẽ
A. xuất hiện dần các màu từ màu đỏ đến tím, không sáng hơn.
B. hoàn toàn không thay đổi.
C. vừa sáng dần lên, vừa xuất hiện dần các màu đến một nhiệt độ nào đó mới đủ 7 màu.
D. sáng dần khi nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn có đủ bảy màu.
Câu 18. Sóng nào sau đây không là sóng điện từ
A. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh.
B. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình.
C. Sóng phát ra từ lò vi sóng.
D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.
Câu 19. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số 1,5f.
B. màu cam và tần số f.
C. màu cam và tần số 1,5f.
D. màu tím và tần số f.
Câu 20. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
Câu 21. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là
Câu 22. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch là
A. ω=5.10-5 Hz.
B. ω=5.104 rad/s.
C. ω=200 rad/s.
D. ω=200 Hz.
Câu 23. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,2 mm có
A. vân sáng bậc 3
B. vân sáng bậc 2.
C. vân tối thứ 2.
D. vân tối thứ 3.
Câu 24. Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng = 0,6m. Khoảng cách hai khe a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1m. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối kề nhau là
A. 1,5mm
B. 0,015mm
C. 0,15mm
D. 15mm
Câu 25. Mạch LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4 sin2π.104t (µC). Tần số dao động của mạch là
A. f =10 kHz.
B. f = 2kHz.
C. f = 2.
D. f =10 Hz.
Câu 26. Trong thí nghiệm Y-âng biết hai khe cách nhau 0,6 mm; hai khe cách màn 2 m; bước sóng dùng trong thí nghiệm 600 nm, x là khoảng cách từ M trên màn E đến vân sáng chính giữa. Khoảng vân là
A. 1 mm.
B. 2mm.
C. 2,5 mm.
D. 0,2mm.
Câu 27. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 2m. Ánh sáng chiều vào hai khe có bước sóng 0,5m. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đế vân sáng bậc 4 là.
A. 2 mm.
B. 3,6mm.
C. 2,8mm.
D. 4mm.
Câu 28. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0,6m và 2 = 0,5m thì trên màn có những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Trong khoảng giữa hai vân cùng màu với vân trung tâm có bao nhiêu vân đơn sắc củ ánh sáng 2 ?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 29. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1=0,5m và 2 = 0,6m. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở cùng phía với nhau của hai bức xạ này.
A. 4,0mm.
B. 0,5mm.
C. 0,4mm.
D. 5,0mm.
Câu 30. Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5F, có i = 0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là
A. q=2.10-5sin(2000t-p/2)(C).
B.q=2.10-5sin(2000t-p/4)(C).
C. q=2,5.10-5sin(2000t-p/2)(C).
D. q=2,5.10-5sin(2000t-p/4)(C).
C. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 Vật lí 12
Chương 4: Dao động và sóng điện từ
Vận dụng – 1 câu
Câu 1: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện C. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị 2.10-8 s. Tìm giá trị của C.
Câu 2: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần L và một tụ điện có điện dung C = 640 pF. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị 2.10-8 s. Tìm giá trị của L.
Vận dụng cao – 1 câu
Câu 3: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có L = 2.10-5 H và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10 pF đến C2 = 500 pF khi góc xoay biến thiên từ 00 đến 1800. Khi góc xoay của tụ bằng 900 thì mạch thu sóng điện từ có chu kì bao nhiêu?
Câu 4: Một tụ điện có điện dung 10 μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, ℓấy p2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất ℓà bao nhiêu (kể từ ℓúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?
Chương Sóng ánh sáng
Vận dụng – 1 câu
Câu 5: Thực hiện thí nghiệm Y-âng với ánh sáng có bước sóng l = 0,6 μm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng S1S2 tới màn ℓà D = 2m, khoảng cách giữa hai khe hẹp S1S2 ℓà 3mm. Hãy xác định vị trí vân sáng bậc 4 và vân tối thứ 3 thu được trên màn?
Câu 6: Hai khe Y-âng cách nhau a = 1mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn ℓà D = 3m. Khoảng cách giữa ba vân sáng ℓiên tiếp ℓà 3mm. Tìm bước sóng của ánh sáng ℓàm thí nghiệm.
Câu 7: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,5 μm, đến khe Y-âng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Tại M trên màn E các vân trung tâm một khoảng x = 3,5mm ℓà vân sáng hay vân tối, thứ hay bậc mấy?
Vận dụng cao – 1 câu
Câu 8: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,5 μm, đến khe Y-âng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được L = 1,3 cm. Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được?
Câu 9: Nguồn sáng trong thí nghiệm về giao thoa sóng ánh sáng có bước sóng từ 0,41μm đến 0,65μm. Biết a = 4mm, D = 3m. M ℓà một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm 3mm. Tìm bước sóng của các bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại M.
Câu 10: Chiếu sáng hai khe Y-âng bằng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 = 0,6 μm và l2 = 0,5μm. Biết a = 2mm, D = 2m. M và N ℓà hai điểm trên màn đối xứng qua vân sáng trung tâm với MN = 15mm.
a. Tìm khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm.
b. Tìm số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có được từ M đến N.
Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng ℓà l1 = 0,42 μm, l2 = 0,56 μm, l3 = 0,63 μm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng ℓiên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính ℓà một vân sáng thì số vân sáng quan sát được ℓà bao nhiêu?
Câu 12:Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát ℓà 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều ℓà vân sáng. Tìm bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm.