Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 giới hạn nội dung ôn thi, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 11 năm 2023 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024

    Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

    TRƯỜNG THPT …………

    BỘ MÔN: LỊCH SỬ

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

    NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 11

    A. Trắc nghiệm và đánh giá năng lực

    Câu 1. Trước khi bùng nổ cách mạng tư sản, đa số các nước ở khu vực Tây Âu theo chế độ

    A. quân chủ chuyên chế
    B. quân chủ lập hiến.
    C. cộng hòa dân chủ
    D. cộng hòa nhân dân.

    Câu 2. Đến thế kỷ XVII, một trong những ngành kinh tế phát triển ở Anh là

    A. công nghiệp len, dạ
    B. làm gốm, rèn sắt.
    C. thủ công mỹ nghệ.
    D. săn bắt, hái lượm.

    Câu 3: Nửa sau thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở

    A. Châu Âu.
    B. Đông Nam Á.
    C. Đông Phi.
    D. Tây Phi.

    Câu 4: Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản Âu-Mĩ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

    A. chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ.
    B. xâm lược thuộc địa bằng vũ lực.
    C. tập thể hóa nông nghiệp.
    D. quốc hữu hóa các xí nghiệp.

    Câu 5: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một trong những quốc gia ở Châu Á đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa là

    A. Thụy Điển.
    B. Phần Lan
    C. Nhật Bản.
    D. Ba Lan.

    Câu 6: Ý nào sau đây là một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

    A. Bất bình đẳng xã hội
    B. Chỉ dân chủ với tư sản.
    C. Khủng hoảng thường xuyên sảy ra.
    D. Có trình độ sản suất phát triển cao.

    Câu 7. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chính quyền Xô viết đã ban hành sắc lệnh nào sau
    đây?

    A. Nha bình dân học vụ.
    B. Hòa bình và ruộng đất.
    C. Chính sách kinh tế mới.
    D. Chính sách mới.

    Câu 8. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây ?

    A. Tăng cường sức mạnh nhà nước Xô viết
    B. Chống thù trong giặc ngoài
    C. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
    D. Phát triển chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu

    Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước

    A. Đông Âu
    B. Tây Âu.
    C. Nhật Bản.
    D. Canađa.

    Câu 10. Tháng 12/1978, Trung Quốc đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?

    A. Cải cách và mở cửa.
    B. Cải cách và đổi mới.
    C. Kinh tế mới.
    D. Cộng sản thời chiến.

    Câu 11. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh

    A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
    B. chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
    C. chủ nghĩa tư bản đã chính thức không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
    D. chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.

    Câu 12. Từ thế kỉ XVI, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hải đảo đang trong tình trạng

    A. suy yếu.
    B. phát triển.
    C. phục hồi.
    D. hình thành.

    …………

    Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều

    TRƯỜNG THPT …………

    BỘ MÔN: LỊCH SỬ

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

    NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 11

    I. Trắc nghiệm ôn thi học kì 1 Lịch sử 11

    Câu 1: Cách mang Cuba thành công vào thời nào?

    A. 1959
    B. 1955
    C. 1958
    D. 1957

    Câu 2: Trước năm 1945, nước nào là nước duy nhất đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?

    A. Việt Nam
    B. Liên Xô
    C. Trung Quốc
    D. Cuba

    Câu 3: Cuba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?

    A. 1961
    B. 1955
    C. 1958
    D. 1957

    Câu 4: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?

    A. Trung Quốc
    B. Cuba
    C. Ba Lan
    D. Việt Nam

    Câu 5: Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?

    A. 1949
    B. 1955
    C. 1958
    D. 1957

    Câu 6: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:

    A. Tháng 12/1978
    B. Tháng 06/1985
    C. Tháng 01/1990
    D. Tháng 11/1998

    Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:

    A. Mỹ và các nước Đông Âu
    B. Liên Xô và các nước Đông Âu
    C. Mỹ và Liên Xô
    D. Liên Xô và Trung Quốc

    Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?

    A. 1949
    B. 1955
    C. 1958
    D. 1957

    Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

    A. Tiến hành cải cách ruộng đất
    B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
    C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
    D. Tất cả các đáp án trên.

    Câu 10 Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

    A. Pháp và Hà Lan
    B. Mỹ và Nga
    C. Việt Nam và Ngan
    D. Anh và Pháp

    Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?

    A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
    B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
    C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
    D. Anh đánh chiếm Miến Điện.

    Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?

    A. Việt Nam
    B. Xiêm
    C. Cam-pu-chia
    D. Sing-ga-po

    Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

    A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
    B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
    C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
    D. Cả A và B.

    Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:

    A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
    B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
    C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
    D. Tất cả các đáp án trên.

    Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

    A. Pháp và Hà Lan
    B. Mỹ và Nga
    C. Việt Nam và Ngan
    D. Anh và Pháp

    Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

    A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
    B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
    C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
    D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.

    Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

    A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
    B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
    C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
    D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

    Câu 18: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

    A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
    B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
    C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
    D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

    Câu 19: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?

    A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
    B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
    C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
    D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.

    Câu 20: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?

    A. Đảng Mensêvích
    B. Đảng Bônsêvích
    C. Đảng Xã hội dân chủ
    D. Đảng Thống nhất công nhân

    Câu 21: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?

    A. 7
    B. 15
    C. 25
    D. 39

    Câu 22: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:

    A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
    B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
    C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
    D. Tất cả các đáp án trên.

    II. Câu hỏi tự luận cuối kì 1 Sử 11

    Câu 1

    Trình bày những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

    Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã để lại những bài học quý nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?

    Câu 2 Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

    Câu 3

    a. Hãy tóm tắt diễn biến chính và kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

    b. Nêu nhận xét, đánh giá của em về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.

    Câu 4 Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?

    Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức

    I. Nội dung ôn tập học kì 1 Lịch sử 11

    1. Sự hình thành Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết:

    – Quá trình hình thành của Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết .

    – Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.

    2. Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay:

    – Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

    – Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.

    – Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay.

    3. Quá trình cai trị và xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

    – Quá trình xâm lược.

    – Chính sách cai trị.

    – Công cuộc cải cách ở Xiêm.

    II. Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử 11 cuối kì 1

    Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

    A. Năm 1917
    B. Năm 1918.
    C. Năm 1919.
    D. Năm 1922.

    Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm

    A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
    B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
    C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
    D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ

    Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

    A. 25/10/1917
    B. 30/11/1917
    C. 05/03/1918
    D. 19/11/1918

    Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?

    A. 12
    B. 13
    C. 14
    D. 15

    Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

    A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
    B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
    C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
    D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

    Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?

    A. 1924
    B. 1925
    C. 1926
    D. 1927

    Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:

    A. Mỹ và các nước Đông Âu
    B. Liên Xô và các nước Đông Âu
    C. Mỹ và Liên Xô
    D. Liên Xô và Trung Quốc

    Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?

    A. 1949
    B. 1955
    C. 1958
    D. 1957

    Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

    A. Tiến hành cải cách ruộng đất
    B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
    C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
    D. Tất cả các đáp án trên.

    Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

    A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
    B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
    C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
    D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

    Câu 11: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?

    A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
    B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
    C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
    D. Sau Đổi mới năm 1986

    Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:

    A. Trở thành một hệ thống trên thế giới
    B. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
    C. Bị xoá bỏ hoàn toàn
    D. Cả A và B.

    Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

    A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
    B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
    C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
    D. Cả A và B.

    Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:

    A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
    B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
    C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
    D. Tất cả các đáp án trên.

    Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

    A. Pháp và Hà Lan
    B. Mỹ và Nga
    C. Việt Nam và Ngan
    D. Anh và Pháp

    Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc

    A. Vừa lợi dụng Anh – Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
    nước
    B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
    C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
    đằng với các đế quốc Anh, Pháp
    D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
    phát triển

    Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:

    A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
    B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
    C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
    D. Cả B và C.

    Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là

    A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
    B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
    C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
    D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

    Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?

    A. Quân chủ lập hiến
    B. Quân chủ chuyên chế
    C. Cộng hòa đại nghị
    D. Cộng hòa tổng thống

    Câu 20: Sau cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của?

    A. Anh
    B. Đức
    C. Mỹ
    D. Tây Ban Nha

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *