Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 – 2024
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 9 bao gồm kiến thức phần Tiếng Việt, các văn bản ôn thi học kì 1 và 3 đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Văn 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh 9, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 9.
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024
TRƯỜNG THCS ……. Tổ Văn- Sử |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 |
I. Phần tiếng Việt thi học kì 1 Văn 9
1. Nhớ được: các phương châm hội thoại
- Phương châm về lượng:
- Phương châm về chất:
- Phương châm quan hệ:
- Phương châm cách thức:
- Phương châm lịch sự:
2. Nhận ra và hiểu tác dụng các biện pháp tu từ trong ngữ liệu (Trong hoặc ngoài sách giáo khoa) (Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…)
3. Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong ngữ liệu (Trong hoặc ngoài sách giáo khoa) (Tự sự, nghị luận, biểu cảm..)
II. Về văn bản ôn thi học kì 1 Văn 9
* Văn bản 1: “Làng’ – Kim Lân
1. Tác giả: Kim Lân
-SGK
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt văn bản:
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
b. Ý nghĩa nhan đề:
· Đặt tên “Làng” mà không phải là: “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
· Đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.
→ Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy
c Tình huống truyện:
– Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
=> tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai. Khác với suy nghĩ về một làng quê “Tinh thần cách mạng lắm” của ông.
d. Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
* Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến.
=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng. – Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.
=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.
* Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
– Khi nghe tin xấu ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.
-Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy
– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.
– Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
– Trò chuyện với đứa con út(thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở làng Chợ Dầu), bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). Nỗi nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. => Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.
*Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
– Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân
=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
* Nội dung:
Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở nhân vật ông Hai.
*Nghệ thuật:
-Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách.
-Xây dựng cốt truyện tâm lí ( đó là chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật). -Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc,tinh tế.
-Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
* Văn bản 2 ‘Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt văn bản:
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
b. Ý nghĩa nhan đề:
Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
→ Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
c. Vẻ đẹp con người:
* Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện.Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe ( rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi ( ba mươi phút).
-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.
– Hoàn cảnh sống và làm việc:
– Anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao.
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp,giản dị mà sâu sắc.
– Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên.
* Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc:
– Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.
– Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát,thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.
– Anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
– Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống.:“[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. -> anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.
* Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:
– Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
– Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.
– Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn.
* Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:
– Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người”,lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy.
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo : hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết: “
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ. Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”
-> tấm lòng hiếu khách , sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.
* Sự khiêm tốn, thành thật:
Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và
nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…)
=> Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
=> Là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Nhân vật ông họa sĩ:
+Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ thuật.
+Nhân vật cô kĩ sư.
– Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”.
– Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khót ả dạt lên trong lòng cô gái. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
+ Bác lái xe:
– Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
=> Qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính như được soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc.
+ Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua câu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là:
– Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét.
– Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc.
– Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc.
-> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.
* Nội dung:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
*Nghệ thuật:
– Cốt truyện đơn giản, nhưng tình huống độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
– Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
– Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại..
* Văn bản 3 : “Sang thu” – Hữu Thỉnh
1. Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản
1. Nghệ thuật
– sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ độc đáo, sâu sắc, mang nhiều lớp nghĩa.
– Miêu tả khung cảnh sang thu bằng những ngôn từ tự nhiên nhưng sinh động.
– Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm.
– Thể thơ năm chữ.
2. Nội dung
– Bài thơ là bức tranh sinh động được thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinhtế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ của đất nước.
– Bài thơ của Hữu Thỉnh là tiếng nói đánh thức tình cảm của mỗi người vềtình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.
* Văn bản”Mùa xuân nho nhỏ”
+ Nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản
+ Thấy được khát vọng cống hiến của tác giả
1. Nội dung:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiếtyêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
– Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
– Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
– Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
– Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùaxuân với các phép tu từ đặc
3. Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
– Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ + Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiềungười.
– Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“ Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
III. Phần tập làm văn ôn thi học kì 1
*Viết đoạn văn
1. Viết đoạn văn về các chủ đề: Về con người lao động mới, khát vọng cống hiến của cá nhân cho đất nước.
2. Các yêu cầu về đoạn văn: Triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp
*Viết bài văn nghị luận
Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh
IV. Đề thi minh họa cuối kì 1 Văn 9
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc-hiểu (2 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
“Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.”
(Theo Cho đi là còn mãi– Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn: “Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”.
c. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Lý giải bằng đoạn văn 3-5 câu
II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm): Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay: là người Việt Nam, là công dân của đất nước, được hưởng hòa bình và độc lập, chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào với mảnh đất quê hương? Viết đoạn văn 150 chữ theo cách diễn dịch bày tỏ ý kiến của em về vấn đề này
Câu 2 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1.( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Ngữ văn 9 – tập I)
a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
a. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó.
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– Ông nói sấm, bà nói chớp
– Đi thưa, về trình
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )
Câu 2. ( 5 điểm)
Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể
ĐỀ SỐ 3
Phần 1 . Đọc- Hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :
” …Nắng bây giờ bắt đầu len tới, … Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn trích từ văn bản nào ,cho biết tên tác giả, tác phẩm và Chỉ ra nội dung chính ,dụng ý nghệ thuật ?
Câu 2: (1 điểm)
Em rút ra bài học từ nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: (2 điểm) Xác định từ ngữ và phân tích cách phát triển từ vựng từ nghĩa gốc và phương thức chuyển nghĩa trong đoạn thơ sau:
” Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Trích : Đồng Chí- Chính Hữu)
Câu 4: (1 điểm)
Từ nội dung chính của đoạn trích,em rút ra bài học về cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật?
Phần II .Tập làm văn ( 5 điểm)
Câu 5: Qua Văn bản ” Chiếc Lược Ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại niềm khao khát tình cha của mình.