PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC LÂM ĐỒNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 |
Thời gian làm bài 90 phút
Bạn đang đọc: Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Ngữ văn – Phòng Giáo dục Bảo Lộc, Lâm Đồng
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Văn bản: “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
C. Nghị luận xã hội
D. Nghị luận văn chương
2. Ý nghĩa biểu tượng chính của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là gì?
A. Hình ảnh người nông dân vất vả, lam lũ
B. Hình ảnh người phụ nữa vất vả, giàu đức hi sinh
C. Tấm lòng người mẹ và ý nghĩa của lời ru
D. Cả A, B, C đều đúng
3. Phong cách nghệ thuật độc đáo Thơ Chế Lan Viên là gì?
A. “Ngông”
B. Táo bạo
C. Giản dị, nhẹ nhàng
D. Suy tưởng triết lý
4. Tác giả nào được đánh giá “là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước”?
A. Viễn Phương
B. Thanh Hải
C. Hữu Thỉnh
D. Tế Hanh
5. Ý nào sau đây nêu đúng tình huống của truyện Bến quê?
A. Nhĩ ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nên anh luôn day dứt về điều đó.
B. Nhĩ bị ốm, muốn con thay mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã nhiều lần sang chơi.
C. Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh khao khát được một lần đặt chân lên bờ bên kia sông Hồng.
D. Nhĩ bị ốm, anh mong khỏi bệnh để đi thăm những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được.
6. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện Bến quê?
A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
C. Tổ chức đối thoại và miêu tả tâm trạng nhân vật
D. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
7. Câu văn: “Chẳng để làm gì cả – Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…” chứa thành phần nào?
A. Thành phần phụ chú
B. Thành phần gọi đáp
C. Thành phần cảm thán
D. Thành phần tình thái
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau?
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Nhân hoá
D. Điệp ngữ
9. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau: “Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng…”:
A. Phép nối
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép đồng nghĩa
Download tài liệu để xem thêm chi tiết