Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024

    Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 11

    PHÒNG GD&ĐT…………

    TRƯỜNG THPT …………..

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    Môn: SINH HỌC 11 CTST

    Năm học: 2023 – 2024

    Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

    Câu 1. Mục đích cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?

    A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
    B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
    C. Ổn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
    D. Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm.

    Câu 2. Thay đổi quan trọng trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng là:

    A. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
    B. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và Trực Doanh.
    C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
    D. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.

    Câu 3. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

    A. Tiến hành đổi mới đất nước
    B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ
    C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
    D. Đấu tranh giành chính quyền

    Câu 4. Ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.387). Ông là ai?

    A. Minh Mạng.
    B. Lê Thánh Tông.
    C. Hồ Quý Ly.
    D. Tự Đức.

    Câu 5. Về kinh tế, năm 1836 vua Minh Mạng đã cho triển khai chính sách gì?

    A. Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp.
    B. Khôi phục chế độ ruộng đất công để nông dân làng xã có ruộng cày cấy.
    C. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
    D. Cải cách thuế đinh và tô ruộng.

    Câu 6. Vua Minh Mạng triển khai cải cách hành chính địa phương quy mô lớn trên cả nước vào giai đoạn nào?

    A. 1829 – 1830.
    B. 1831 – 1832.
    C. 1833 – 1834.
    D. 1832 – 1833.

    Câu 7. Bộ bản đồ địa lí và hành chính đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước phong kiến trực tiếp chỉ đạo, phản ánh kết quả to lớn của cuộc cải cách hành chính được vua Lê Thánh Tông tiến hành thời bấy giờ là:

    A. An Nam hình thắng đồ phụ Nam Bắc xứ đồ.
    B. Bản quốc dư đồ
    C. An Nam đại quốc họa đồ.
    D. Hồng Đức bản đồ sách.

    Câu 8. Tính chất phân quyền còn đậm nét của bộ máy hành chính nhà nước thời Gia Long được biểu hiện như thế nào?

    A Phân chia quyền lợi ở các địa phương.
    B. Phân cấp quản lí ở đồng bằng và vùng dân tộc thiểu số.
    C. Chưa có sự thống nhất phân quyền từ trung ương đến địa phương.
    D. Sự tồn tại của hai khu vực hành chính Bắc Thành và Gia Định Thành.

    Câu 9. Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX, Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay?

    A. Án sát sứ ty.
    B. Đốc học.
    C. Đốc học.
    D. Phép “hồi tỵ”.

    Câu 10. Dưới thời vua Minh Mạng, các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua là:

    A. Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
    B. Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện.
    C. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
    D. Khâm Thiên Giám, Quốc Tử Giám

    Câu 11. Điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông là gì?

    A. Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.
    B. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền.
    C. Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại.
    D. Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.

    Câu 12. Nho giáo dưới thời Lê sơ có vị trí như thế nào?

    A. Được đặt làm hệ tư tưởng chính thống.
    B. Bị hạn chế.
    C. Bị cấm đoán.
    D. Có sức sống mạnh mẽ, nhất là ở nông thôn.

    Câu 13. Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ của chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Khái niệm này đã nhấn mạnh về:

    A. Động lực và mục tiêu của cải cách.
    B. Mục tiêu và kết quả của cải cách.
    C. Cách thức của cải cách.
    D. Con đường của cải cách.

    Câu 14. Dưới thời vua Minh Mạng, quân đội được tổ chức theo phương châm:

    A. Học hỏi theo mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây.
    B. Học hỏi theo mô hình tổ chức và phiên chế của các triều đại trước.
    C. Học hỏi theo mô hình tổ chức và phiên chế của nhà Thanh (Trung Quốc).
    D. Học hỏi theo mô hình tổ chức và phiên chế của nhà Minh (Trung Quốc).

    Câu 15. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân là:

    A. Cấm binh và ngoại binh.
    B. Lính vệ và lính cơ.
    C. Thân binh, cấm binh và tinh binh.
    D. Lính giản và lính lệ.

    Câu 16. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư).

    Lời căn dặn trên của Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

    A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
    B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
    C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
    D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.

    Câu 17. Đâu không phải là một trong những kết quả của cuộc cải cách Lê Thánh Tông?

    A.Các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hóa, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn hẳn so với các thời kì trước đó.
    B. Hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp.
    C. Bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của chính quyền trung ương và nhà vua.
    D. Văn hóa dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.

    Câu 18. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh điều gì về bối cảnh lịch sử trước khi diễn ra cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

    “….Thiên tai xảy ra luôn, trẫm [tức Lê Nhân Tông] rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vị cậy thế công thần nơi tiềm để cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do đó để bọn gia nô làm hại dân lành, hay thâm hụt ở các nhà quyền thế để xin khỏi tội,…”.

    (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.372)

    A. Nông dân thiếu ruộng đất canh tác.
    B.Tình trạng phe cánh trong triều đình.
    C. Nạn cường hào lộng hành, quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.
    D.Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế.

    Câu 19. Nội dung cải cách kinh tế của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) là:

    A. Cải cách thuế đinh và tô ruộng.
    B. Quy định lại chính sách thuế với thuyền buôn nước ngoài.
    C. Quy định thể lệ thuế khóa theo hạng.
    D. Cho phép thương nhân nước ngoài được tự do buôn bán.

    Câu 20. Dưới thời Lê sơ, cơ quan cấp tỉnh phụ trách đinh, điền, hộ tịch là:

    A. Án sát sứ ty.
    B. Đại lý tự.
    C. Bố chánh sứ ty.
    D. Thông chính sứ ty.

    Câu 21. Dưới thời vua Minh Mạng, Quốc Tử Giám có nhiệm vụ gì?

    A Soạn thảo văn bản.
    B. Giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài.
    C. Quan sát và dự đoán các hiện tượng thiên văn, thời tiết.
    D. Tham mưu và tư vấn tối cao về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự.

    Câu 22. Vua Minh Mạng đã ban lệnh, dụ quy định về chế độ Hồi tị để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái với nhau ở địa phương. Chế độ Hồi tị có nghĩa là:

    A. Những người thân không được làm quan cùng một chỗ.
    B. Những người thân không được sống cùng một chỗ.
    C Những người thân không được làm cùng một công việc.
    D. Những người thân không được giới thiệu nhau làm quan.

    Câu 23. Bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ còn có tên gọi khác là gì?

    A. Hình luật.
    B. Hình thư.
    C. Luật Hồng đức.
    D. Luật Gia Long.

    Câu 24. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

    A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
    B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
    C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
    D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.

    II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm)

    a. Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.

    b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.

    Câu 2 (1,0 điểm). “Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11

    I. TRẮC NGHIỆM 

    Đang cập nhật

    II.TỰ LUẬN

    Câu 1 (3,0 điểm)

    a.

    – Kết quả:

    + Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.

    + Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

    + Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

    Ý nghĩa:

    + Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

    + Cuộc cải cách Minh Mạng để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay

    b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.

    – Mục tiêu cơ bản của cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào trong tay nhà vua theo nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu.

    – Biện pháp chủ yếu của cuộc cải tổ này là này là: Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian để đảm bảo sự tập trung quyền lực trong tay nhà vua; các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm; không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan mà tản ra cho nhiều cơ quan để ngăn chặn sự lạm quyền.

    – Thời Minh Mạng, mục đích sâu xa của cuộc cải cách là ông muốn làm như vua Lê Thánh Tông: xây dựng một đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.

    – Minh Mạng có những biện pháp cải cách: Bãi bỏ chức tham tụng (tức tể tướng dễ lộng quyền) thay bằng nội các do 4 viên quan hàng tam tứ thẩm cùng quản lí, đặt ra cơ mật viện có nhiệm vụ dự bàn những việc cơ mưu, trọng yếu giúp đỡ việc quân sự, kế thừa cơ chế đã có về lục bộ đứng đầu là thượng thư và lục tư đứng đầu là các tự khanh để giám sát kiềm chế lẫn nhau, cải cách các cơ quan chuyên trách về văn hóa và các cơ quan thông vận.

    Câu 2 (1,0 điểm).

    Em đồng ý với quan điểm trên. Bởi vì

    – Thành công của công cuộc cải cách đã đưa tới sự xác lập của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ. Đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của Đại Việt cũng có nhiều biến đổi lớn.

    – Từ những chứng minh và nhận định qua các bài học, em thấy chúng ta nên không ngừng cố gắng tuyên truyền, xây dựng một Tổ Quốc với nền văn minh đẹp đẽ, những con người lương thiện, thật thà, luôn hết mình cống hiến cho Tổ Quốc và bảo vệ biên cương, biển đảo Việt Nam.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *