Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Nông

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Nông

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Nông có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Nông

Với Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 5 theo Thông tư 22. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

    Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

    Trường Tiểu học An Nông

    Lớp: 5……
    Họ tên: ……………………………………………….

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII
    MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5

    A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

    I. ĐỌC TO: (3 điểm)

    1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

    * Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 115 tiếng / phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

    Bài 1: Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 tập II trang 15)

    Bài 2: Tiếng rao đêm (TV5 tập II trang 30)

    Bài 3: Cao Bằng (TV5 tập II trang 41)

    Bài 4: Cửa sông (TV5 tập II trang 74)

    Bài 5: Nghĩa thầy trò (TV5 tập II trang 79)

    2. Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

    1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

    (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

    2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

    (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

    3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

    (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

    4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

    (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

    * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

    II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

    1. Đọc thầm bài văn sau:

    Phong cảnh đền Hùng

    Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

    Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

    Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

    Theo ĐOÀN MINH TUẤN

    Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

    1. Đền Hùng ở đâu và thờ ai?

    a. Ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ các vua Hùng.
    b. Ở núi Hồng Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phúc và thờ Hùng Vương.
    c. Ở núi Ba Vì, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ vua An Dương Vương.

    2. Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

    a. Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa; đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ….
    b. Đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ….
    c. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn.

    3. Bài văn gợi nhớ đến những truyền thuyết gì?

    a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương .
    b. An Dương Vương ,Sơn Tinh Thủy Tinh ,Bánh chưng bánh giầy.
    c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

    4. Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

    a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
    b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
    c. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

    5. Ngày giỗ các vua Hùng gợi cho người Việt Nam ta suy nghĩ gì?

    a. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng.
    b. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình.
    c. Tất cả những suy nghĩ đã nêu trong các câu trên.

    6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

    a. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
    b. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
    c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

    7. Trong bài đọc có mấy cụm từ đồng nghĩa với cụm từ “Tổ quốc Việt Nam”?

    a. Một cụm từ, đó là cụm từ: …………………………………………………………………..
    b. Hai cụm từ, đó là hai cụm từ: ……………………………………………………………….
    c. Ba cụm từ, đó là ba cụm từ:………………………………………………………………….

    8. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

    a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
    b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
    c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

    9. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

    a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
    b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
    c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

    10. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép

    Thủy Tinh dâng nước cao………………….Sơn Tinh làm núi cao lên……………………..

    Đánh giá cho điểm Tiếng Việt đọc hiểu

    Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

    Câu 1: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý a được 0,5 điểm.

    Câu 2: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý a được 0,5 điểm.

    Câu 3: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý c được 0,5 điểm.

    Câu 4: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý b được 0,5 điểm.

    Câu 5: (1 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý c được 1 điểm

    Câu 6: (1 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý c được 1 điểm.

    Câu 7: (1 điểm)

    a. Một cụm từ, đó là cụm từ: Nam quốc sơn hà

    Câu 8: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý a được 0,5 điểm.

    Câu 9: (0,5 điểm)

    Học sinh khoanh vào ý b được 0,5 điểm.

    Câu 10: (1 điểm) Học sinh điền đúng cặp từ “Hô ứng”

    Cụ thể: Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

    B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

    I. Viết chính tả (nghe – viết): 2 điểm

    1. Giáo viên đọc cho học sinh viết.

    Nghĩa thầy trò

    Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:

    – Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

    Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

    Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

    Theo Hà Ân

    2. Đánh giá, cho điểm:

    • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng , trình bày sạch đẹp: 2 điểm
    • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm.
    • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn … bị trừ 0,2 điểm toàn bài.

    II. Tập làm văn: 8 điểm

    1. Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em.

    2. Đánh giá, cho điểm

    – Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

    • Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
    • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
    • Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

    – Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

    * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

    Bài văn tham khảo:

    Trong 5 năm học dưới mái trường tiểu học, em có rất nhiều những kỉ niệm mà em tin rằng nó sẽ gắn bó với em suốt đời. Đó là những tình bạn trong sáng, hồn nhiên, vô tư mà và tình cảm thầy trò vô cùng thiêng liêng, sâu sắc. Người thầy để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Độ.

    Thầy Độ là thầy giáo dạy em môn Toán ở năm học lớp bốn, cũng là thầy chủ nhiệm lớp của chúng em. Ấn tượng đầu tiên em gặp thầy đó là dáng người gầy, cao lều khều, khuôn mặt hóp vào nhìn rất giống với vẻ khắc khổ của một diễn viên. Vì trường ở gần nhà nên ngày nào em cũng thấy thầy đi bộ tới trường.

    Thầy không đi giày tây mà chỉ thích đi dép da quai hậu. Thầy mặc chiếc quần vải đen sơ vin chiếc áo sơ mi trắng trông lịch lãm và phong độ hơn rất nhiều. Trong những giờ học căng thẳng, chính thầy là người kể những câu chuyện phiếm, hỏi những câu đố thú vị để chọc cho chúng em cười.

    Thầy dạy toán dễ hiểu lắm, mà có chỗ nào khó hiểu thầy sẽ giảng đi giảng lại nhiều lần đến khi nào tất cả đã hiểu rồi mới thôi. Thầy Độ là một người rất ấm áp, quan tâm học sinh như chính con của mình. Em đã từng rất ghét học môn toán vì cảm thấy toán rất khó và phức tạp. Thế nhưng đến khi được thầy dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, em đã làm được những bài toán khó. Thậm chí em đã được đi thi học sinh giỏi toán cấp trường, tất cả đều nhờ công của thầy Độ.

    Em cảm thấy rất may mắn khi được làm học sinh của thầy, thầy Độ không chỉ là thầy giáo dạy học mà còn cho em rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Đối với em thầy là người cha thứ hai, đã cho em cuộc sống mới với niềm yêu thích học toán.

    Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

    Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
    TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

    1. Đọc

    a) Đọc thành tiếng

    Số câu

    1

    1

    1

    1

    4

    Số điểm

    0,5

    1,0

    0,5

    1,0

    3,0

    b) Đọc hiểu

    Số câu

    4

    4

    1

    1

    10

    Số điểm

    2,0

    3,0

    1,0

    1,0

    7,0

    2. Viết

    a) Chính tả

    Số câu

    1

    1

    Số điểm

    2,0

    2,0

    b) Đoạn, bài

    Số câu

    1

    1

    Số điểm

    8,0

    8,0

    Tổng

    Số câu

    4

    2

    4

    2

    1

    1

    1

    1

    10

    6

    Số điểm

    2,0

    3,0

    3,0

    9,0

    1,0

    0,5

    1,0

    0,5

    7,0

    13,0

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *