Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 Cánh diều gồm đề kiểm tra, có bảng ma trận, đặc tả chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 Cánh diều

    1. Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 11

    A. Phần trắc nghiệm

    Câu 1: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm

    A. hai giai đoạn là tổng hợp và phân giải.
    B. ba giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
    C. ba giai đoạn là chuyển hóa, biến đổi và tổng hợp năng lượng.
    D. bốn giai đoạn là sản xuất, phân giải, tỏa nhiệt và huy động năng lượng.

    Câu 2: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào

    A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.
    B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.
    C. hình dạng của phân tử khoáng.
    D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

    Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

    A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
    B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
    C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
    D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

    Câu 4: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

    A. nhiệt độ và ánh sáng.
    B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
    C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
    D. Tất cả các nhân tố trên.

    Câu 5: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

    A. Bước sóng 400 – 700 nm.
    B. Bước sóng 280 – 760 nm.
    C. Bước sóng 200 – 500 nm.
    D. Bước sóng 700 – 900 nm.

    Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

    A. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
    B. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và C6H12O6.
    C. Oxygen được tạo ra trong quá trình phân li nước của pha sáng.
    D. Nguyên liệu của pha sáng gồm ánh sáng, ATP và NADPH.

    Câu 7: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose

    A. đến carbon dioxide và nước diễn ra ở tế bào chất.
    B. đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.
    C. đến acid pyruvic diễn ra ở ti thể.
    D. để tạo ra acid lactic.

    Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?

    A. Tiêu hóa nội bào.
    B. Tiêu hóa ngoại bào.
    C. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
    D. Tiêu hóa bằng ống tiêu hóa.

    Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi

    A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.
    B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
    C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.
    D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.

    Câu 10: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với khi hít vào phổi?

    A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
    B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
    C. Vì một lượng O2 đã oxi hoá các chất trong cơ thể.
    D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

    Câu 11: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn?

    A. Ngành Ruột khoang.
    B. Ngành Giun dẹp.
    C. Lớp Lưỡng cư.
    D. Ngành Thân lỗ.

    Câu 12: Hệ dẫn truyền tim gồm

    A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
    B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
    C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
    D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.

    Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về cấu tạo của tim?

    A. Tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm có 4 ngăn.
    B. Tim của cá có 3 ngăn gồm 3 tâm nhĩ và 1 tam thất.
    C. Tim của thú có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
    D. Tim của chim và thú có 6 van tim.

    Câu 14: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?

    A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.
    B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.
    C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
    D. Tất cả các phương án trên.

    Câu 15: Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?

    A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.
    B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hoá chất độc hại.
    C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.
    D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.

    Câu 16: Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu là

    A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
    kháng thể.
    B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.
    C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.
    D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
    tế bào plasma.

    Câu 17: Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

    A. tập thể dục thường xuyên.
    B. uống nhiều nước.
    C. uống nhiều rượu bia.
    D. ăn nhiều rau xanh.

    Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?

    A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
    B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
    C. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các tế bào đại thực bào.
    D. Miễn dịch dịch thể không có sự tham gia của kháng thể.

    Câu 19: Quá trình lọc ở cầu thận là

    A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.
    B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.
    C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,
    D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.

    Câu 20: Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại

    A. bể thận.
    B. ống thận.
    C. bàng quang.
    D. niệu đạo.

    Câu 21: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?

    A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.
    B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.
    C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.
    D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.

    Câu 22: Cảm ứng ở sinh vật là

    A. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
    B. khả năng cơ thể sinh vật thay đổi hình dạng, cấu tạo trước các tác nhân từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
    C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
    D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ sinh vật khác, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

    Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở thực vật?

    A. Thực vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
    B. Các tín hiệu kích thích từ môi trường được chuyển đổi thành xung thần kinh và được dẫn truyền trong tế bào.
    C. Thực vật thường phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan.
    D. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi các hormone thực vật.

    Câu 24: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, thân cây non sẽ

    A. không thể sinh trưởng do không được chiếu sáng toàn phần.
    B. sinh trưởng bình thường, mọc thẳng.
    C. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có ánh sáng.
    D. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có bóng tối.

    Câu 25: Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra theo trình tự nào sau đây?

    A. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền tín hiệu → Trả lời kích thích.
    B. Dẫn truyền tín hiệu → Thu nhận kích thích → Trả lời kích thích.
    C. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích.
    D. Dẫn truyền tín hiệu → Phân tích và tổng hợp thông tin→ Trả lời kích thích.

    Câu 26: Hướng động dương là

    A. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích.
    B. sự vận động sinh trưởng của thực vật tránh xa nguồn kích thích.
    C. phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
    D. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.

    Câu 27: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do

    A. auxin tập trung về phía có nguồn sáng.
    B. auxin tập trung về phía đối diện với nguồn sáng.
    C. lượng auxin cao ức chế sự sinh trưởng và dãn dài của tế bào.
    D. lượng auxin cao kích thích sự sinh trưởng của tế bào ở phía được chiếu sáng.

    Câu 28: Ngọn cây đậu xanh tồn tại dạng hướng động nào dưới đây?

    A. Hướng sáng dương.
    B. Hướng trọng lực âm.
    C. Hướng nước dương.
    D. Tất cả các đáp án trên.

    B. Phần tự luận

    Câu 1: (1 điểm) Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.

    Câu 2: (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bón phân ở gốc.

    Câu 3: (1 điểm) Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?

    2. Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 11

    I. Phần trắc nghiệm

    1. B

    2. D

    3. B

    4. D

    5. A

    6. C

    7. B

    8. A

    9. B

    10. D

    11. C

    12. D

    13. C

    14. D

    15. A

    16. C

    17. C

    18. B

    19. A

    20. B

    21. A

    22. C

    23. B

    24. C

    25. A

    26. A

    27. B

    28. D

    II. Phần tự luận

    Câu 1:

    Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì: Trong khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch). Bên cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng (thay đổi tính kháng nguyên) liên tục. Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.

    Câu 2:

    Biện pháp bón phân ở gốc dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc.

    Câu 3:

    Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.

    3. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 11

    NỘI DUNG

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

    2

    2

    4

    0

    1

    2. Hô hấp ở động vật

    3

    1

    2

    6

    0

    1,5

    3. Hệ tuần hoàn ở động vật

    4

    1

    1

    1

    6

    1

    2,5

    4. Miễn dịch ở người và động vật

    4

    1

    1

    1

    6

    1

    3,5

    5. Bài tiết và cân bằng nội môi

    3

    1

    2

    6

    1,5

    Tổng số câu TN/TL

    16

    0

    4

    1

    8

    0

    0

    1

    28

    2

    10

    Điểm số

    4,0

    0

    1,0

    2,0

    2,0

    0

    0

    1,0

    7,0

    3,0

    10

    Tổng số điểm

    4,0 điểm

    40 %

    3,0 điểm

    30 %

    2,0 điểm

    20 %

    1,0 điểm

    10 %

    10 điểm

    100 %

    100%

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 2024)

    MÔN: SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số câu TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số câu)

    TN

    (số câu)

    TL

    TN

    TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

    2

    28

    1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

    Nhận biết

    – Chỉ ra được quá trình dinh dưỡng ở động vật

    – Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

    2

    C1

    C6

    Vận dụng

    Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

    2

    C21

    C26

    2. Hô hấp ở động vật

    Nhận biết

    – Chỉ ra vai trò của hô hấp và mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.

    – Chỉ ra hình thức hô hấp ở động vật.

    3

    C2

    C7

    C11

    Thông hiểu

    Xác định nhận định đúng về các hình thức hô hấp ở động vật.

    1

    C17

    Vận dụng

    Liên hệ về bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp.

    2

    C22

    C27

    3. Hệ tuần hoàn ở động vật

    Nhận biết

    – Chỉ ra đặc điểm cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch.

    – Chỉ ra những đại diện động vật ở các dạng hệ tuần hoàn.

    4

    C3

    C8

    C12

    C15

    Thông hiểu

    Chỉ ra đặc điểm không đúng trong chu kì của tim người trưởng thành.

    1

    C18

    Vận dụng

    – Liên hệ về bệnh hệ tuần hoàn.

    – Giải thích vì sao hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hóa.

    1

    1

    C2

    C23

    4. Miễn dịch ở người và động vật

    Nhận biết

    – Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.

    – Chỉ ra các tuyến phòng vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh.

    4

    C4

    C9

    C13

    C16

    Thông hiểu

    – Xác định virus HIV không tấn công vào tế bào mast.

    – Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Nêu một số biện pháp tăng cường bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.

    1

    1

    C1

    C19

    Vận dụng

    Liên hệ các dấu hiệu đặc trưng khi bị dị ứng.

    1

    C24

    5. Bài tiết và cân bằng nội môi

    Nhận biết

    – Chỉ ra các cơ quan tham gia bài tiết.

    – Chỉ ra vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng mồ hôi.

    – Chỉ ra khái niệm và cơ chế cân bằng nội môi.

    3

    C5

    C10

    C14

    Thông hiểu

    Xác định thành phần không có trong nước tiểu đầu ở người khỏe mạnh bình thường.

    1

    C20

    Vận dụng

    Liên hệ bệnh liên quan đến bài tiết.

    2

    C25

    C28

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *