Đề thi học kì 1 môn Tin học 11 năm 2023 – 2024 Cánh diều gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Bạn đang đọc: Đề thi học kì 1 môn Tin học 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Đề thi cuối học kì 1 Tin học 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Tin học 11 năm 2023 – 2024 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 môn Tin học 11 năm 2023 – 2024 Cánh diều
Đề thi cuối học kì 1 Tin học 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG THPT …………….. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: TIN HỌC Lớp: 11 Năm học: 2023-2024 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Khi có một tài khoản facebook của một người bạn nhắn tin mượn tiền với một lý do nào đó, em thấy thông tin về tài khoản nhận tiền không phải là tên của bạn mình thì em cần làm gì?
A. Xác minh xem có phải đúng bạn mình nhắn mượn không bằng các cách khác nhau như: gọi điện thoại. Nếu có dấu hiệu lừa đảo thì báo cho người bạn có tài khoản facebook đó và cảnh báo cho người thân và bạn bè.
B. Chuyển tiền cho số tài khoản được gửi đến, vì đây là tài khoản của bạn mình.
C. Không cần xác minh thông tin và chia sẻ ngay nội dung mượn tiền lên mạng xã hội.
D. Không quan tâm đến tin nhắn.
Câu 2. Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?
A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng.
B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.
C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, …
D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng
Câu 3. Quy tắc nền tảng trong văn hóa ứng xử trên mạng là:
A. Thế giới ảo, cuộc sống thực.
B. Thế giới ảo, cuộc sống ảo.
C. Thế giới mạng là ảo nên không cần tuân thủ pháp luật và văn hóa ứng xử.
D. Thế giới mạng là thực nên chia sẻ và đăng tải hết thông tin cá nhân của mình lên mạng.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về cụm từ “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” ?
A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ màn hình máy tính.
B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ mạng máy tính.
C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại dữ liệu được lưu trữ trên máy tính.
D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại phần mềm máy tính.
Câu 5. Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Xóa một hồ sơ.
B. Thống kê và lập báo cáo.
C. Thêm hai hồ sơ.
D. Sửa tên trong một hồ sơ.
Câu 6. Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?
A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.
B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ.
D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
Câu 7. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính?
A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính.
B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá.
C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu.
D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất.
Câu 8. Thao tác nào sau đây sẽ làm thay đổi cấu trúc của bảng?
A. Thêm một bản ghi vào bảng.
B. Sửa một bản ghi trong bảng.
C. Xóa một hay nhiều bản ghi trong bảng.
D. Thêm một trường cho bảng.
Câu 9. Ràng buộc nào sau đây là ràng buộc khóa:
A. Trong cùng một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác.
B. Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác.
C. Mỗi ô của bảng chỉ chứa một giá trị.
D. Việc cập nhật dữ liệu cho một bảng phải đảm bảo yêu cầu không làm xuất hiện hai bản ghi có giá trị khóa giống nhau.
Câu 10. Điều kiện để tạo mối liên kết giữa hai bảng là :
A. Trường liên kết của hai bảng phải cùng kiểu dữ liệu.
B. Trường liên kết của hai bảng phải là chữ hoa.
C. Trường liên kết của hai bảng phải là kiểu dữ liệu số.
D. Trường liên kết của hai bảng phải khác nhau về kiểu dữ liệu.
Câu 11. Khóa ngoài của một bảng là gì?
A. Một trường của bảng này và đồng thời là khóa của một bảng khác.
B. Một trường bất kỳ.
C. Phải là trường khóa chính của bảng đó.
D. Là trường có trong bảng này nhưng không có trong bảng khác.
Câu 12. Để mở cửa sổ tạo liên kết giữa các bảng ta thực hiện thao tác theo phương án nào sau đây:
A. Database Tools Relationships.
B. Create Relationships.
C. Home Relationships.
D. Table Reationships.
Câu 13. Trong Access, ta có thể sử dụng biểu mẫu để :
A. Tính toán cho các trường tính toán.
B. Sửa cấu trúc bảng.
C. Xem, nhập và sửa dữ liệu.
D. Lập báo cáo.
Câu 14. Trong Access, muốn tạo biểu mẫu theo cách tự thiết kế, ta chọn:
A. Create form in Design View.
B. Create form by using Wizard.
C. Create form with using Wizard .
D. Create form by Design View.
Câu 15. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Mỗi biểu mẫu đều được dùng chung cho tất cả mọi người sử dụng.
B. Mỗi biểu mẫu là một cửa sổ cho phép người dùng xem toàn bộ thông tin trong một bảng của cơ sở dữ liệu.
C. Thông tin được cập nhật trên biểu mẫu sẽ được lưu trên biểu mẫu.
D. Biểu mẫu giúp kiểm soát các truy cập của người dùng vào cơ sở dữ liệu và hạn chế các sai sót khi nhập dữ liệu.
Câu 16. Em hãy quan sát vào bảng thiết kế QBE của Access dưới đây:
“Để đưa ra danh sách các học sinh có điểm môn Toán >= 8.0, tại cột [Toán] ta nhập >= 8.0 trên dòng nào?”
A. Sort.
B. Criteria.
C. or.
D. Show.
Câu 17. Trong mẫu câu truy vấn của SQL, em hãy cho biết mệnh đề FROM dùng để làm gì?
A. Xác định điều kiện lọc dữ liệu.
B. Xác định dữ liệu được lấy từ đâu.
C. Xác định thông tin ta muốn hiển thị.
D. Xóa dữ liệu trong bảng.
Câu 18. Trong Access, muốn mở bảng QBE để tạo các yêu cầu truy vấn Cơ sở dữ liệu thì cần mở mẫu hỏi trong chế độ nào.
A. Chế độ Datasheet View.
B. Chế độ Design View.
C. Chế độ Form View.
D. Chế độ SQL view.
Câu 19. Cho câu truy vấn sau:
SELECT [Họ và tên], [Giới tính]
FROM [HỌC SINH 11]
WHERE [Giới tính] = “Nữ”
Em hãy cho biết câu truy vấn trên cho biết thông tin:
A. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh nữ.
B. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh nam.
C. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh.
D. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính của tất cả các học sinh nữ.
Câu 20. Chọn nhận định chính xác nhất:
A. CSDL phân tán có một số mô hình kiến trúc phổ biến là: mô hình ngang hàng, mô hình khách chủ.
B. CSDL tập trung có một số mô hình kiến trúc phổ biến là: mô hình ngang hàng, mô hình khách chủ.
C. CSDL phân tán có kiến trúc 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng.
D. CSDL tập trung và phân tán đều có mô hình ngang hàng.
Câu 21. Phát biểu nào đây là sai khi nói về cơ sở dữ liệu tập trung:
A. Một cơ sở dữ liệu tập trung được lưu trữ trên một máy tính.
B. Khó thực hiện sao lưu và phục hồi dữ liệu.
C. Quá trình khai thác dữ liệu bị dừng nếu CSDL tập trung gặp sự cố.
D. Máy tính lưu trữ cơ sở dữ liệu tập trung đòi hỏi phải có cấu hình lớn.
Câu 22. Hệ cơ sở dữ liệu nào sau đây là cơ sở dữ liệu phân tán?
A. Cơ sở dữ liệu quản lý học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành.
B. Cơ sở dữ liệu của hệ thống tìm kiếm Google.
C. Cơ sở dữ liệu quản lý bán hàng tại một cửa hàng.
D. Hệ thống đăng ký và bán vé máy bay.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nén dữ liệu?
A. Làm giảm dung lượng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu đó.
B. Góp phần tăng cường tính bảo mật.
C. Phát hiện những lần truy cập không bình thường vào dữ liệu.
D. Biết quy tắc giải nén có thể biết được dữ liệu gốc.
Câu 24. Chọn phát biểu sai. Bảo mật thông tin trong CSDL là:
A. Bảo vệ dữ liệu bên trong CSDL.
B. Chia sẻ thông tin bí mật của công ty cho người thân.
C. Đảm bảo tính bí mật của thông tin.
D. Bảo vệ hệ quản trị CSDL.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Cho CSDL quản lý học tập có các bảng sau: Hocsinh (họ tên, số CCCD, số thẻ học sinh, ngày sinh, lớp), Diem (Số thẻ học sinh, tên môn, năm học, học kỳ, loại điểm, điểm) trong đó loại điểm chỉ các loại ĐĐG thường xuyên, ĐĐG giữa kỳ, ĐĐG cuối kỳ.
a. Hãy xác định khóa chính và khóa ngoài cho mỗi bảng?
b. Giả sử CSDL quản lý học tập đã được tạo, em hãy viết truy vấn hiển thị danh sách học sinh gồm Số thẻ học sinh, họ tên, ngày sinh, lớp, tên môn, điểm của loại điểm ĐĐG cuối kỳ.
Bài 2. (1 điểm) Tại sao cần phải có những quy định về ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản của mình và dữ liệu trong CSDL?
Đáp án đề thi cuối kì 1 Tin học 11
I. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. D |
3. A |
4. D |
5. B |
6. C |
7. A |
8. D |
9. D |
10. A |
11. A |
12. A |
13. C |
14. A |
15. D |
16. B |
17. B |
18. B |
19. D |
20. A |
21. B |
22. B |
23. C |
24. B |
25. D |
26. C |
27. B |
28. A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
|
a. – Bảng HocSinh: Khóa chính của bảng HocSinh: Số thẻ học sinh. Không có khóa ngoài. – Bảng Diem: Khóa chính cho bảng Diem là: Số thẻ học sinh và tên môn, năm học, học kỳ. Khóa ngoài là trường số thẻ học sinh b. Trường Số thẻ học sinh là khóa chính bảng HocSinh – trường Số thẻ học sinh ở bảng Diem c. SELECT DISTINCT [Họ và tên],[Học sinh].[Số thẻ học sinh], [ngày sinh], [lớp], [tên môn], [điểm] FROM [Hocsinh] INNER JOIN [Diem] ON [HocSinh].[Số thẻ học sinh] = [Diem].[Số thẻ học sinh] WHERE [Loại điểm]= “DDG cuối kỳ” |
0.5 0.5 0.5 0.5 |
Câu 2. (1 điểm) |
|
Biện pháp
– Đặc điểm của mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng khác gọi là bản mã. Chỉ những người được ủy quyền có khóa giải mã mới truy cập được thông tin đó. => Mục đích của mã hóa dữ liệu là để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu số khi nó được lưu trữ trên hệ thống máy tính và được truyền qua internet hoặc các mạng máy tính khác |
0.5 0.25 0.25 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 11
NỘI DUNG |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Bên trong máy tính |
2 |
2 |
0,5 |
||||||||
Khám phá thế giới thiết bị số thông minh |
1 |
1 |
1 |
1 |
2,25 |
||||||
Khái quát về hệ điều hành |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Lưu trữ trực tuyến |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Thực hành một số tính năng nâng cao của mạng xã hội |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Thực hành một số tính năng hữu ích của dịch vụ thư điện tử |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu |
1 |
1 |
1 |
1 |
2,25 |
||||||
Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu |
2 |
2 |
0,5 |
||||||||
Tổng số câu TN/TL |
10 |
6 |
1 |
6 |
1 |
2 |
24 |
2 |
10 |
||
Điểm số |
2,5 |
1,5 |
2,0 |
1,5 |
2,0 |
0,5 |
6,0 |
4,0 |
10 |
||
Tổng số điểm |
2,5 điểm 25 % |
3,5 điểm 35 % |
3,5 điểm 35 % |
0,5 điểm 5 % |
10 điểm 100 % |
100% |