Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra, có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 Công nghệ 11 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Công nghệ 11 Chăn nuôi. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023 – 2024

    Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 11

    I. TRẮC NGHIỆM- CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG TRONG CÁC CÂU HỎI SAU:

    Câu 1: Tác hại của bệnh trong chăn nuôi là: (nhận biết)

    A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình ST, PT
    B. Ảnh hưởng xấu đến quá trình ST
    C. Ảnh hưởng xấu đến quá trình PT
    D. Ảnh hưởng xấu đến quá trình ST, PT, gây chết

    Câu 2: Vai trò của phòng trị bệnh trong chăn nuôi là: ( thông hiểu)

    A. Bảo vệ vật nuôi
    B. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
    C. Bảo vệ sức khỏe con người, môi trường
    D. Tất cả các ý trên

    Câu 3: Các bênh phổ biến trên gia cầm là: (nhận biết)

    A. Bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, bệnh newcaste, lở mồm long móng
    B. Bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, bệnh newcaste
    C. Bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, bệnh tai xanh
    D. Bệnh cúm gia cầm, bệnh newcaste, lở mồm long móng

    Câu 4: Nguyên nhân của bệnh cúm gia cầm là: (nhận biết)

    A. Virus cúm A
    B. Trùng bào tử hình cầu
    C. Vi khuẩn Gram âm
    D. Cả 2 phương án trên

    Câu 5: Khi bị Newcaste gia cầm có biểu hiện là: ( thông hiểu)

    A. Ủ rũ, ít vận động, mắt nhắm, uống nhiều nước
    B. Mào tím tái, khó thở, ngáp, lắc đầu
    C. Dịch nhớt chảy từ mũi và miệng, phân lỏng màu trắng xanh, diều hơi căng
    D. Tất cả các ý trên

    Câu 6: Các ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi là: ( thông hiểu)

    A. Sản xuất vaccin, kháng sinh
    B. Sản xuất vaccin, chẩn đoán bệnh sớm
    C. Sản xuất vaccin, chẩn đoán bệnh sớm, kháng sinh
    D. Sản xuất kháng sinh, chẩn đoán bệnh sớm

    Câu 7: Các loại chuồng nuôi phổ biến trong chăn nuôi gồm: (nhận biết)

    A. Chuồng kín
    B. Chuồng hở
    C. Chuồng kín hở linh hoạt
    D. Cả 3 ý trên

    Câu 8: Đặc điểm của chuồng nuôi kín gồm:( thông hiểu)

    1. Kiểm soát được tiểu khí hâu chuồng nuôi

    2. Chi phí đầu tư thấp

    3. Dễ kiểm soát dịch bệnh

    4. Phù hợp chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn

    5. Phù hợp chăn nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do

    6. Khó kiểm soát dịch bệnh

    7. Chi phí đầu tư cao

    A. 1, 3, 4, 7
    B. 1,3,4,6,7
    C. 1,2,3,4,6
    D. 1,3,5,6,7

    Câu 9: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt chia thành mấy giai đoạn:(nhận biết)

    A. 4
    B. 5
    C. 2
    D. 3

    Câu 10: Chế độ dinh dưỡng được cung cấp cho lợn dựa trên cơ sở: ( thông hiểu)

    A. Tuổi
    B. Cân nặng
    C. Giống
    D. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

    Câu 11: Trình tự các bước trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là: (nhận biết)

    1. Chuẩn bị chuồng trại, thiết bị chăn nuôi,

    2. Quản lí dịch bệnh

    3. Nuôi dưỡng và chăm sóc

    4. Chuẩn bị con giống

    5. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc

    6. Kiểm tra nội bộ

    7. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

    A. 1-2-3-4-5-6-7
    B. 1-4-3-2 -7-5-6
    B. C. 4-1-2-3 -5-6-7
    D. 7-5-6-4-3-2-1

    Câu 12: Ý nghĩa của bước quản lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap là: (nhận biết)

    A. Bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh
    B. Bảo vệ môi trường
    C. Hạn chế dịch bệnh
    D. Bảo vệ môi trường, tăng thu nhập

    Câu 13: Các công nghệ cao được áp dụng phổ biến trong chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới là: ( thông hiểu)

    A. Công nghệ tự động hóa
    B. CN IoT
    C. Chíp sinh học
    D. Cả 3 ý trên

    Câu 14: ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là: (nhận biết)

    A. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
    B. Giải phóng sức lao động con người
    C. Kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi
    D. Cả 3 phương án trên

    Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về chuồn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao: (nhận biết)

    A. Chuồng nuôi được lợp mái tôn kẽm hoặc tôn lạnh cách nhiệt
    B. Đầu dãy chuồng có hệ thống dàn lạnh gồm các tấm làm mát, nước chảy trong hệ thống giúp không khí được làm mát trước khi đi vào chuồng
    C. Đầu kia của dãy được bố trí hệ thống quạt gió công nghiệp để thổi khí nóng, oxi trong chuồng ra ngoài
    D. Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định ỏ mức 20- 27 0C

    Câu 16: Việc sử dụng robot trong chăn nuôi có ý nghĩa gì? ( thông hiểu)

    A. Các loại robot cho phép làm việc ổn định, bền bỉ, liên tục trong thời gian dài giúp nâng cao sản lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu thời gian sản xuất đơn hàng.
    B. Tăng đáng kể các chi phí vận hành trực tiếp như đào tạo, sức khỏe, an toàn, quản lí nhân công, giảm chi phí thuên nhân công
    C. Tạo việc làm cho người tham gia vào nuwngc điều kiện môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, độc hại
    D. Tiết kiệm không gian cho khu vực sản xuất đắt đỏ, chật hep, làm tăng thời gian đáng kể

    Câu 17: Hiện nay nghành chăn nuôi hướng tới chăn nuôi công nghệ cao nhằm: (thông hiểu)

    A. Cung cấp thực phẩm sạch
    B. Cung cấp thực phẩm an toàn
    C. Bảo vệ môi trường
    D. Cả 3 phương án trên

    Câu 18. Đâu không phải là vai trò của bảo quản sản phẩm chăn nuôi: (nhận biết)

    A. Nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm
    B. Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
    C. Tăng giá trị kinh tế
    D. Tiêu diệt mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm

    Câu 19. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình tiệt trùng sữa: (nhận biết)

    A. 135-1750C
    B. 125- 1400C
    C. 90- 1000C
    D. 150- 2000C

    Câu 20: Hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng cao hơn nhiệt độ đóng băng của nước trong sản phẩm là nội dung của phương pháp bảo quản nào? (thông hiểu)

    A. Bảo quản dài hạn
    B. Bảo quản lạnh động
    C. Bảo quản lạnh
    D. Bảo quản thường

    Câu 21: Thứ tự các bước trong quy trình sản xuất thịt hộp: (thông hiểu)

    A. Sơ chế nguyên liệu- đóng hộp- tiệt trùng- xử lí nhiệt- bảo quản
    B. Sơ chế nguyên liệu- tiệt trùng- xử lí nhiệt- đóng hộp- bảo quản
    C. Sơ chế nguyên liệu- tiệt trùng-bảo quản- xử lí nhiệt- đóng hộp
    D. Sơ chế nguyên liệu- xử lí nhiệt- đóng hộp- tiệt trùng-bảo quản

    Câu 22: Hãy chỉ ra đâu là vai trò cảu chế biến các sản phẩm chăn nuôi: (nhận biết)

    1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm

    2. Tiêu diệt 1 số mmf bệnh và kéo dài thời gian bảo quản

    3. Ổn định giá cả đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường khi cần sản phẩm

    4. Nâng cao giá trị dinh dưỡng thực phẩm

    5. Tăng giá trị kinh tế

    6. Tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm

    A. 2-4-5
    B. 1-2-3
    C. 2-3-4
    B. 1-3-5

    Câu 23: Đâu là chất thải chăn nuôi? (nhận biết)

    A. Phụ phẩm
    B. Nước tiểu
    C. Phân gia súc
    D. B và C

    Câu 24. Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nào? (thông hiểu)

    A. Đất
    B. Nước
    C. Không khí
    D. Cả 3

    Câu 25. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: (thông hiểu)

    A. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật
    B. Chất thải chăn nuôi
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 26: (nhận biết)Ý nào không phải là tác dụng của công nghệ Bioga trong xử lí chất thải chăn nuôi:

    A. Khí sinh học CH4 làm nhiên liệu trong sinh hoạt, sản xuất
    B. Bã thải được dùng làm phân bón cho cây
    C. Nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi
    D. Nước thải sau khi xử lí dùng làm nước tưới cho cây

    Câu 27: (nhận biết)Tác hại của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gồm:

    A. Ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi, dễ lây lan dịch bệnh , mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu
    B. Ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi
    C. Ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi, dễ lây lan dịch bệnh
    D. Ảnh hưởng sức khỏe con người, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu

    Câu 28: (thông hiểu) ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi:

    A. Giảm lượng chất thải ra môi trường
    B. Tăng chất lượng của thức ăn cung cấp cho vật nuôi
    C. Tăng hiệu quả xử lý chất thải
    D. Cả 3 ý trên

    II. Tự luận:

    Câu 1 (vận dụng) Nêu các bước trong quy trình làm xúc xích từ thịt lợn, bò, sữa chua từ sữa bò, dê ?(2đ)

    Câu 2: (Vận dụng cao) Hãy phân tích những lợi ích đem lại cho ngành chăn nuôi từ việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi? (1đ)

    Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 11

    PHẦN I- TRẮC NGHIỆM:

    CÂU SỐ ĐÁP ÁN ĐIỂM SỐ
    1 D 0.25
    2 D 0.25
    3 B 0.25
    4 A 0.25
    5 D 0.25
    6 C 0.25
    7 D 0.25
    8 A 0.25
    9 D 0.25
    10 D 0.25
    11 B 0.25
    12 A 0.25
    13 D 0.25
    14 D 0.25
    15 C 0.25
    16 A 0.25
    17 D 0.25
    18 A 0.25
    19 B 0.25
    20 C 0.25
    21 D 0.25
    22 A 0.25
    23 D 0.25
    24 D 0.25
    25 B 0.25
    26 C 0.25
    27 A 0.25
    28 D 0.25

    PHẦN II- TỰ LUẬN:

    CÂU 1:

    *Các bước trong quy trình làm xúc xích từ thịt lợn, bò: (1đ)

    B1: Chuẩn bị nguyên liệu thịt tươi, thịt đông lanh

    B2: Cho nguyên liệu vào máy; cắt, nghiền, xay mịn thịt

    B3: Bổ sung phụ gia, trộn dều

    B4: Nhồi thịt xay vào vỏ bằng máy nhồi chân không

    B5: Hấp chín hoặc xông khói

    B6: Làm nguội, kiểm tra, đóng gói chân không => thành phẩm

    *Các bước trong quy trình chế biến sữa chua ở quy mô công nghiệp(1đ)

    B1: Nhập nguyên liêu: sữa tươi, sữa bột

    B2: Lọc bỏ tạp chất, váng sữa

    B3: Đồng hóa: phân tán mỡ trong sữa, hòa tan sữa bột

    B4: Khử trùng Pasteur: 90 – 95 độ C/3 – 5 phút => làm nguội 38 – 42 độ C

    B5: Bổ sung giống vi khuẩn lactic => lên men

    B6: Làm lạnh 15 – 20 độ C, kết thúc lên men

    B7: Bổ sung phụ gia sau đó chuyển đến bồn rót

    B8: Đóng hộp, bao gói

    CÂU 2: (mỗi ý đúng 0.2 đ)

    Công nghệ sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Dưới đây là một số lợi ích chính của công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi:

    Tăng hiệu quả sản xuất: Công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi, giảm tốn kém trong việc sử dụng kháng sinh và thuốc trừ sâu, giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh hơn và tăng hiệu suất sản xuất.

    Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giảm thiểu chi phí dùng thuốc và kháng sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, làm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.

    Tăng tính bền vững: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi giúp tạo ra môi trường nuôi trồng bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.

    Đảm bảo an toàn thực phẩm: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong chăn nuôi.

    Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ sinh học có thể giúp tăng chất lượng thịt, sữa và trứng với các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.

    Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 11

    Xem thêm ma trận đề thi trong file tải về

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *