Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8. Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là trọn bộ nội dung chi tiết đề thi học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi học kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo 2024

    Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 8

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG THCS ……..

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    Môn thi: CÔNG NGHỆ 8

    Thời gian làm bài : 45 phút 

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

    Câu 1. Mạch điện điều khiển gồm bao nhiêu khối?

    A. 2.
    B. 3.
    C. 4.
    D. 5.

    Câu 2. Mạch điện điều khiển có vai trò

    A. mang tín hiệu điện chỉ dẫn (điều khiển) hoạt động của phụ tải điện.
    B. truyền tín hiệu chỉ dẫn đến mạch điện.
    C. xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun.
    D. cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện.

    Câu 3. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gì?

    A. Mô đun cảm biến độ ẩm.
    B. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
    C. Mô đun cảm biến ánh sáng.
    D. Mô đun cảm biến hồng ngoại.

    Câu 4. Quạt tự động bật khi trời nóng và tắt khi trời mát sử dụng mô đun cảm biến nào?

    A. Mô đun cảm biến ánh sáng.
    B. Mô đun cảm biến độ ẩm.
    C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
    D. Mô đun cảm biến hồng ngoại.

    Câu 5. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?

    A. Kĩ sư luyện kim.
    B. Kĩ sư điện.
    C. Kĩ thuật viên siêu âm.
    D. Kĩ thuật viên kết cấu.

    Câu 6. Đâu là yếu tố để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

    A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
    B. Năng lực cụ thể của ngành nghề.
    C. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề.
    D. Trình độ học vấn của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

    Câu 7. Yêu cầu “Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện” là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

    A. Kĩ sư điện.
    B. Kĩ sư điện tử.
    C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
    D. Thợ điện.

    Câu 8. Ngành nghề liên quan đến thiết kế là

    A. thợ cơ khí.
    B. thợ sửa chữa xe có động cơ.
    C. kĩ sư điện tử.
    D. thợ điện.

    Câu 9. Đặc điểm của ngành nghề kĩ sư công nghiệp chế tạo là?

    A. Thiết kế, tổ chức chế tạo lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc.
    B. Thiết kế, giám sát việc xây dựng các tòa nhà, khu dân cư, các công trình,…
    C. Thiết kế các sản phẩm may mặc, giày dép, phụ kiện thời trang.
    D. Thiết kế nội dung các trò chơi máy tính, phim ảnh, video âm nhạc, quảng cáo,…

    Câu 10. Thiết kế kĩ thuật có bao nhiêu vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất?

    A. 1.
    B. 2.
    C. 3.
    D. 4.

    Câu 11. Bạn B là người thiết kế, tổ chức chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc. Như vậy, ngành nghề của B là

    A. kĩ sư công nghiệp chế tạo.
    B. kĩ sư xây dựng.
    C. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
    D. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

    Câu 12. Có mấy bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật?

    A. 3.
    B. 4.
    C. 5.
    D. 6.

    Câu 13. Bước cuối cùng của thiết kế kĩ thuật là

    A. hình thành ý tưởng thiết kế.
    B. lập hồ sơ kĩ thuật.
    C. tiến hành thiết kế.
    D. đánh giá phương án thiết kế.

    Câu 14. Khi sản phẩm không đạt yêu cầu ở bước nào thì xảy ra điều chỉnh thiết kế?

    A. Hình thành ý tưởng thiết kế.
    B. Đánh giá phương án thiết kế.
    CTiến hành thiết kế.
    D. Lập hồ sơ kĩ thuật.

    PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm) Bạn A muốn thiết kế kệ đựng đồ dùng hộp bút. Hãy cho biết quy trình thiết kế hộp đựng bút.

    Câu 2. (1,0 điểm). Em hãy tìm hiểu và giới thiệu ba nghề có liên quan tới thiết kế?

    Đáp án đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8

    I. TRẮC NGHIỆM

    Đang cập nhật

    II. PHẦN TỰ LUẬN 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Quy trình thiết kế hộp đựng bút:

    – Bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế

    Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,… Nếu tất cả các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mĩ quan vừa ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó, cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thoả mãn các yêu cầu sau :

    + Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác như thước, êke, compa, tẩy,…

    + Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền.

    – Bước 2: Tiến hành thiết kế

    Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên và qua sách báo, truyền hình, mạng internet,… thu thập các thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình sau.

    Hộp có chiều dài 350mm, chiều rộng 220mm, gồm ba bộ phận :

    + Ống đựng bút (1);

    + Ngăn để sách vở, tài liệu (2);

    + Ngăn để dụng cụ (3).

    Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình sau.

    – Bước 3: Đánh giá phương án thiết kế

    – Làm mô hình các chi tiết bằng bìa cứng.

    – Sắp xếp thử các đồ dùng học tập vào hộp đựng và để lên bàn học.

    – Xác định những điều cần chỉnh sửa.

    – Điều chỉnh, sửa chữa các hình chưa phù hợp.

    – Bước 4: Lập hồ sơ kĩ thuật

    Vẽ phác thảo và ghi được kích thước của hộp đựng đồ dùng học tập đã thiết kế.

    Câu 2. (1,0 điểm)

    Ba nghề có liên quan đến thiết kế là:

    – Kĩ sư công nghiệp chế tạo.

    – Kĩ sư điện tử.

    – Kĩ sư xây dựng.

    Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 8

    NỘI DUNG

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1. Mạch điện điều khiển

    2

    1

    1

    1

    4

    1

    3,0

    2. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

    2

    1

    3

    1,5

    3. Đại cương về thiết kế kĩ thuật

    2

    1

    1

    4

    2,0

    4. Quy trình thiết kế kĩ thuật

    2

    1

    1

    3

    1

    3,5

    Tổng số câu TN/TL

    8

    4

    1

    1

    2

    14

    2

    10

    Điểm số

    4,0

    2,0

    1,0

    2,0

    1,0

    7,0

    3,0

    10

    Tổng số điểm

    4,0 điểm

    40 %

    3,0 điểm

    30 %

    2,0 điểm

    20 %

    1,0 điểm

    10 %

    10 điểm

    100 %

    100%

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2023 2024)

    MÔN: CÔNG NGHỆ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số câu TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số câu)

    TN

    (số câu)

    TL

    TN

    KĨ THUẬT ĐIỆN

    1

    7

    1. Mạch điện điều khiển

    Nhận biết

    – Chỉ ra được số khối có trong mạch điện điều khiển.

    – Nêu được vai trò của mạch điện điều khiển.

    2

    C1

    C2

    Thông hiểu

    – Chỉ ra loại mô đun cảm biến.

    – Chỉ ra các yếu tố cần có trong mạch điện điều khiển đơn giản; vai trò của các yếu tố này.

    1

    1

    C2

    C3

    Vận dụng cao

    – Xác định được loại mô đun dùng trong tình huống.

    1

    C4

    2. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

    Nhận biết

    – Chọn được ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.

    – Chọn được yếu tố để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

    2

    C5

    C6

    Thông hiểu

    – Dựa vào yêu cầu đã cho chọn được ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

    1

    C7

    THIẾT KẾ KĨ THUẬT

    1

    7

    3. Đại cương về thiết kế kĩ thuật

    Nhận biết

    – Nêu được ngành nghề liên quan đến thiết kế.

    – Nêu được đặc điểm của ngành nghề kĩ sư công nghiệp chế tạo.

    2

    C8

    C9

    Thông hiểu

    – Xác định số vai trò của thiết kế kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất.

    1

    C10

    Vận dụng cao

    – Chọn được ngành nghề trong lĩnh vực thiết kế kĩ thuật dựa vào đặc điểm đã cho.

    1

    C11

    4. Quy trình thiết kế kĩ thuật

    Nhận biết

    – Nêu được số bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.

    – Nêu được nội dung của bước cuối cùng khi thiết kế kĩ thuật.

    2

    C12

    C13

    Thông hiểu

    – Xác định được bước cần điều chỉnh khi sản phẩm không đạt yêu cầu.

    1

    C14

    Vận dụng

    – Chỉ ra các yêu cầu kĩ thuật của kệ đựng đồ dùng học tập.

    1

    C1

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *