Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc mới đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo

    Đề thi học kì 2 GDKT&PL 11

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    .……..

    TRƯỜNG THPT ……..

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    Môn thi: GDKT&PL 11

    Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

    Câu 1: Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?

    Trường hợp. Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

    A. Quyền bầu cử và ứng cử.
    B. Quyền tự do ngôn luận.
    C. Quyền tự do kinh doanh.
    D. Quyền sở hữu tài sản.

    Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?

    A. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
    B. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
    C. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.
    D. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.

    Câu 3: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức – đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

    A. Chính trị.
    B. Kinh tế
    C. Gia đình.
    D. Giáo dục.

    Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư, thị trường – đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

    A. Chính trị.
    B. Kinh tế.
    C. Văn hóa.
    D. Giáo dục.

    Câu 5: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc

    A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
    B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
    C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
    D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

    Câu 6: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

    Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

    A. Chị H và anh Q.
    B. Chị H và ông T.
    C. Ông T và anh Q.
    D. Chị H, anh Q và ông T.

    Câu 7: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

    Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị K. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.

    A. Anh T.
    B. Chị K.
    C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.
    D. Không có chủ thể nào vi phạm.

    Câu 8: Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước

    A. ấn định một nơi cư trú.
    B. cho phép sở hữu đất đai.
    C. áp đặt mức thu nhập.
    D. đầu tư phát triển kinh tế.

    Câu 9: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

    Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế – xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

    A. Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
    B. Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
    C. Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
    D. Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

    Câu 10: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

    A. luôn tách rời nghĩa vụ công dân.
    B. không tách rời nghĩa vụ công dân.
    C. tồn tại độc lập với nghĩa vụ công dân.
    D. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.

    Câu 11: Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?

    A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
    B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
    C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
    D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

    Câu 12: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?

    A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
    B. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
    C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
    D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

    Câu 13: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?

    A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
    B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
    C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
    D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

    Câu 14: Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền

    A. tố cáo.
    B. khởi tố.
    C. xét xử.
    D. khiếu nại.

    Câu 15: Trong trường hợp dưới đây, ông H đã thực hiện quyền nào của công dân?

    Trường hợp. Vườn dưa của gia đình ông H sắp đến ngày thu hoạch thì bị kẻ xấu phá hàng rào vào cắt gốc trong một đêm. Sau khi trích xuất camera của một số nhà gần đó, ông H phát hiện K cùng với B là người đã phá hoại vườn dưa của gia đình mình nên đã đem bằng chứng đến cơ quan công an địa phương để trình báo. K và B sau đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình H theo đúng quy định của pháp luật.

    A. Tố cáo.
    B. Truy tố.
    C. Khiếu nại.
    D. Khởi kiện.

    Câu 16: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

    A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
    B. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
    C. Góp ý cho các chính sách phát triển giáo dục.
    D. Tham gia nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự xã hội.

    Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

    A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
    B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
    C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
    D. Tham gia biểu tình, bãi công.

    Câu 18: Đối với mỗi cá nhân, hành vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên hậu quả như thế nào?

    A. Ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
    B. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
    C. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
    D. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

    Câu 19: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

    Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

    A. Ông Q và anh V.
    B. Ông K và anh V.
    C. Ông Q và ông K.
    D. Ông Q, ông K và anh V.

    Câu 20: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

    A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.
    B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
    C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
    D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

    Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe khi

    A. thực hiện tố cáo nặc danh.
    B. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
    C. đánh người gây thương tích.
    D. mạo danh lực lượng chức năng.

    Câu 22: Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ

    A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.
    B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
    C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.
    D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

    Câu 23: Trong tình huống dưới đây, hành vi của ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

    Tình huống. Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

    A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
    B. Quyền bất tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
    C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
    D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

    Câu 24: Trong tình huống dưới đây: những ai sau đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

    Tình huống. Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp anh N yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh N đẩy ngã gây chấn thương.

    A. Anh N và anh T.
    B. Anh S và anh N.
    C. Anh S và ông K.
    D. Anh N và ông K.

    Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?

    A. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự.
    B. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.
    C. Ai cũng có quyền bắt người nếu tình nghi người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
    D. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

    Câu 26: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

    A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
    B. đối tượng tố cáo nặc danh.
    C. tài liệu liên quan đến vụ án.
    D. quyết định điều chuyển nhân sự.

    Câu 27: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

    A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
    C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
    D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

    Câu 28: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

    Tình huống. Vợ chồng chị B, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị B cùng em trai là anh H đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị B và anh H đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh H. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị B, anh V tìm cách vào nhà anh H và giải cứu được chị P.

    A. Chị B và anh H.
    B. Chị B, anh H và anh V.
    C. Anh N và anh V.
    D. Anh H, anh V và anh N.

    Câu 29: Trong tình huống sau, nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

    Tình huống. T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

    A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
    B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
    C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
    D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

    Câu 30: Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện tín của cá nhân được thực hiện khi có quyết định của

    A. lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.
    B. đội ngũ phóng viên báo chí.
    C. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    D. người làm công tác truyền thông.

    Câu 31: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

    A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.
    B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
    C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.
    D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

    Câu 32: Hành vi nào của chị A trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

    Tình huống. Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty).

    A. Tự ý đọc tin nhắn trong điện thoại của chị P.
    B. Dùng điện thoại của chị P khi chưa được sự đồng ý.
    C. Chia sẻ dự định chuyển công ty của chị P với người khác.
    D. Nói chuyện, giải quyết công việc riêng trong giờ làm việc.

    Câu 33: Theo quy định của pháp luật, công dân viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách kinh tế của Nhà nước là thực hiện quyền

    A. bảo mật thông tin.
    B. công bố niên biểu.
    C. tự do ngôn luận.
    D. phê duyệt chính sách.

    Câu 34: Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được

    A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
    B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
    C. xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
    D. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.

    Câu 35: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

    A. Quyền tự do báo chí.
    B. Quyền tự do ngôn luận.
    C. Quyền tự do tín ngưỡng.
    D. Quyền tiếp cận thông tin.

    Câu 36: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

    A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
    B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
    C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

    Câu 37: Trong tình huống sau, người dân xã M đã thực hiện quyền nào của công dân?

    Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã M đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân.

    Trước tình hình đó, bà con xã M đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

    A. Tiếp cận thông tin.
    B. Bảo hộ danh dự.
    C. Tự do ngôn luận.
    D. Tự do báo chí.

    Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

    A. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
    B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
    C. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
    D. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của người khác.

    Câu 39: Công dân vi phạm quyền tự do tín ngưỡng khi thực hiện hành vi nào sau đây?

    A. Phân biệt đối xử, kì thị người khác vì lý do tôn giáo.
    B. Học tập và thực hành các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng.
    C. Tham gia các lễ hội văn hóa – tín ngưỡng tại địa phương.
    D. Tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.

    Câu 40: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

    Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

    A. Chị H.
    B. Bà K.
    C. Ông M.
    D. Bố mẹ chị H.

    Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 11

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-C 2-B 3-A 4-B 5-B 6-A 7-C 8-D 9-C 10-B
    11-D 12-C 13-D 14-D 15-A 16-C 17-D 18-C 19-A 20-A
    21-C 22-A 23-A 24-B 25-D 26-C 27-D 28-A 29-C 30-C
    31-D 32-A 33-C 34-C 35-D 36-D 37-D 38-D 39-A 40-B

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *