Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc mới đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 Kết nối tri thức.

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    .……..

    TRƯỜNG THPT ……..

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    Môn thi: Lịch sử Lớp 11

    Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề

    Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là

    A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
    B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
    C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
    D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.

    Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị – hành chính của Hồ Quý Ly?

    A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
    B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
    C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
    D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.

    Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

    A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
    B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
    C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
    D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.

    Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
    B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
    C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
    D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

    Câu 5: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

    A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
    B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
    C. Chia ruộng đất công cho dân nghèo.
    D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

    Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?

    A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
    B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
    C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
    D. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

    Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

    A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
    B. 24 lộ, phủ, châu.
    C. 12 lộ, phủ, châu.
    D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

    Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân sự – quốc phòng?

    A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
    B. Dành nhiều ưu đãi cho binh lính, như: cấp ruộng đất,…
    C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
    D. Chia quân đội thành 2 loại là: thương binh và ngoại binh.

    Câu 9: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

    A. Phật giáo.
    B. Đạo giáo.
    C. Nho giáo.
    D. Hồi giáo.

    Câu 10: Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

    A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
    B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
    C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
    D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

    Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?… Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

    A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
    B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
    C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
    D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

    Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?

    A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
    B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
    C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
    D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa – giáo dục.

    Câu 13: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

    A. Tổng trấn.
    B. Tổng đốc.
    C. Tuần phủ.
    D. Tỉnh trưởng.

    Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?

    A. Nội các.
    B. Đô sát viện.
    C. Cơ mật viện.
    D. Thái y viện.

    Câu 15: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành

    A. 7 trấn và 4 doanh.
    B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
    C. 4 doanh và 23 trấn.
    D. 13 đạo thừa tuyên.

    Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

    A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
    B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
    C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
    D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

    Câu 17: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của

    A. Nội các và Lục Bộ.
    B. Cơ mật viện và Lục tự.
    C. Đô sát viện và Lục khoa.
    D. Cơ mật viện và Đô sát viện.

    Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

    A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
    B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
    C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
    D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

    Câu 19: Biển Đông là biển thuộc

    A. Thái Bình Dương.
    B. Ấn Độ Dương.
    C. Bắc Băng Dương.
    D. Đại Tây Dương.

    Câu 20: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

    A. Châu u và châu Á.
    B. Châu Phi và châu Mĩ.
    C. Châu u và châu Phi.
    D. Châu Á và châu Mĩ.

    Câu 21: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng

    A. 3,5 triệu Km2.
    B. 2,5 triệu Km2.
    C. 1,5 triệu Km2.
    D. 1 triệu Km2.

    Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về kinh tế của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

    A. Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
    B. Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền Biển Đông.
    C. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á.
    D. Là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới theo tổng lượng hàng hóa vận chuyển.

    Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là

    A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
    B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu u.
    C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
    D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

    Câu 24: Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực nào dưới đây?

    A. Châu Á – Thái Bình Dương.
    B. Đông Á.
    C. Tây Nam Á.
    D. Nam Á.

    Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là dẫn chứng để chứng minh cho nhận định: “Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng”?

    A. Biển Đông giàu tiềm năng phát triển du lịch do có nhiều bãi cát, vịnh biển,… đẹp.
    B. Tài nguyên sinh vật của Biển Đông đa dạng với hàng trăm loài động vật, thực vật.
    C. Biển Đông có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng thủy triều, năng lượng gió,…
    D. Biển Đông là bồn trũng duy nhất trên thế giới có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.

    Câu 26: Đoạn tư liệu dưới đây cung cấp những thông tin về quần đảo nào của Việt Nam?

    – Trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2.

    – Cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.

    – Gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn… chia làm hai nhóm: An Vĩnh và Lưỡi Liềm (hoặc Trăng Khuyết).

    A. Quần đảo Hoàng Sa.
    B. Quần đảo Trường Sa.
    C. Quần đảo Thổ Chu.
    D. Quần đảo Cát Bà.

    Câu 27: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?

    A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.
    B. Biển Đông là một trong những tuyến giao thông đường biển huyết mạch của thế giới.
    C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
    D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.

    Câu 28: Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

    A. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
    B. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
    C. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
    D. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.

    Câu 29: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

    A. Việt Nam.
    B. Lào.
    C. Campuchia.
    D. Thái Lan.

    Câu 30: Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?

    A. Gia Long.
    B. Minh Mệnh.
    C. Thành Thái.
    D. Duy Tân.

    Câu 31: Trong những năm 1945 – 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền

    A. Việt Nam Cộng hòa.
    B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
    D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Câu 32: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?

    A. Đà Nẵng.
    B. Cần Thơ.
    C. Hải Phòng.
    D. Đà Lạt.

    Câu 33: Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

    Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây – Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông – Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

    A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,…).
    B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
    C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
    D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

    Câu 34: Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?

    A. Hòa bình.
    B. Không can thiệp.
    C. Sử dụng sức mạnh quân sự.
    D. Ngoại giao pháo hạm.

    Câu 35: Tấm bản đồ nào được biên vẽ dưới triều Nguyễn đã ghi rõ “Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam?

    A. Hồng Đức bản đồ.
    B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
    C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
    D. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ.

    Câu 36: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

    A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
    B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
    C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động….
    D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

    Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

    A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
    B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
    C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
    D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

    Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?

    A. Từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
    B. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.
    C. Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
    D. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.

    Câu 39: Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

    A. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    B. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    C. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    D. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Câu 40: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

    Thông tin. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.

    Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn, tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.

    Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn này đã được bảo tồn, duy trì suốt hơn 400 năm qua; tới Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Câu hỏi: Nhận định nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của việc bảo tồn, duy trì Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa?

    A. Tri ân công lao thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    B. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
    C. Gìn giữ một cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
    D. Thu hút du khách trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế địa phương là mục đích hàng đầu.

    Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 11

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-C 2-D 3-C 4-A 5-B 6-B 7-A 8-D 9-C 10-C
    11-A 12-B 13-C 14-C 15-B 16-B 17-C 18-C 19-A 20-A
    21-D 22-D 23-B 24-A 25-D 26-A 27-B 28-D 29-A 30-B
    31-A 32-A 33-D 34-A 35-B 36-B 37-D 38-A 39-D 40-D

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *