Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 10 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 10 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

(Đề thi số 03)

Bạn đang đọc: Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 10 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ Văn – Lớp 10 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Sinh, Tin

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012

ĐỀ THI:

Câu 1 (3 điểm)

Biểu hiện việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài của văn học trung đại Việt Nam?

Câu 2 (7điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

Câu 1:

Bài làm cần nêu được những ý cơ bản sau:

– Chủ yếu là tiếp thu văn học Trung Quốc trên những phương diện (1 điểm):

+ Về ngôn ngữ thì dùng chữ Hán để sáng tác;

+ Về thể loại tiếp thu thể cổ phong, thể Đường luật, tiểu thuyết chương hồi …

+ Về thi liệu dung điển tích điển cố …

+ Về bút pháp, điểm nhãn, tả cảnh ngụ tình … (mỗi ý 0,25 điểm)

– Quá trình dân tộc hóa (1điểm):

+ Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán;

+ Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật;

+ Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói …;

+ Sử dụng lời ăn tiếng nói cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác … (mỗi ý 0,25 điểm)

– Nêu được dẫn chứng để chứng minh (1 điểm)

Câu 2:

I. Mở bài: 0,5 đ

II. Thân bài: 6đ

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách (đề, thực, luận, kết hoặc 4 câu trên, 4 câu dưới …) nhưng cần làm rõ các vấn đề sau:

1. Nội dung: (4,5 đ)

– Nhà thơ xót thương cho nàng Tiểu Thanh cũng là xót thương những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (1,5 đ)

– Bài thơ đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ: nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời (1,5 đ)

– Tâm sự u hoài của Nguyễn Du cũng là tâm sự u hoài của một tài năng văn chương và một nhân cách lớn (1,5 đ)

2. Nghệ thuật (1,5 đ)

– Thành công của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ( vần, niêm, luật …) nhất là đối:

Chi phấn hữu thần > Liên tử hậu >

– Thể hiện dòng vận động nội tâm của tác giả: đi từ một trường hợp cụ thể đến khái quát về thân phận chung của người tài sắc

– Từ ngữ hình ảnh chọn lọc hàm súc, vừa cụ thể vừa khái quát: độc, nhất, chi phấn, văn chương …

III. Kết bài: 0,5 đ

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *