SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
|
ĐỀ THI:
Câu 1: (3 điểm)
Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ người quản ngục trong nhà giam (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân).
Vì sao tác giả cho đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
Học sinh nêu được
– Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được tác giả tái hiện như một vở bi hài kịch vừa đáng khóc vừa đáng cười
+ Đáng khóc: vì luân lý đạo đức suy đồi từ con cháu đến quan khách đều vì tiền vì lợi, vì danh, vì tình,…khô ng ai thương xót cho người quá cố
+ Đáng cười: qua hang loạt chân dung biếm hoạ, những hành vi ngôn ngữ,… đáng cười
– Cách nhìn, cách tả, cách kể trào phúng của tác giả mang ý nghĩa khinh bỉ, phê phán một tầng lớp tư sản đua đòi, âu hoá rởm, một xã hội nhố nhăng, đồi bại,…
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
2. Phân tích cảnh cho chữ:
– Thời gian, không gian, vị thế người cho chữ và nhận chữ
– Tư thế lẫm liệt của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo cái đẹp và thái độ cảm động đón nhận cái đẹp của quản ngục và thầy thơ lại
– Sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương với cái xấu xa, tăm tối.
→ Từ đó thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật:
– Ca ngợi sự ứng xử đầy tính nhân văn của kẻ sĩ, ca ngợi khí phách anh hùng, khẳng định cái đẹp là bất tử. Từ đó thấy được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân
– Tài dựng cảnh, thủ pháp tương phản, đối lập,…
3. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
Kẻ cho chữ và xin chữ là những kẻ đối địch trở thành tri âm, tri kỉ; sự kì ngộ giữa tài tử và kẻ biệt nhỡn liên tài; cái đẹp lại nảy sinh từ phòng giam tử tù tăm tối, nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử,…
Download tài liệu để xem thêm chi tiết