Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 – 2011

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 – 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

Bạn đang đọc: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 – 2011

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 – 2011

Môn thi: SINH HỌC – Lớp: 10
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 05/04/2011

Câu 1. Cho sơ đồ sau:

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 – 2011

a. Tên gọi của hai quá trình trên là gì? Xác định tên của chất X, Y.
b. Tại sao số lượng ATP được tạo ra từ hai quá trình trên lại rất ít?
c. Xác định chất nhận điện tử cuối cùng của hai quá trình trên.
d. Nếu có oxi (O2) thì các quá trình trên có diễn ra hay không? Vì sao?

Câu 2. Cho sơ đồ sau:

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 – 2011

a. Hãy viết tên các chất tương ứng với các kí hiệu từ A đến J trên hình vào bài làm.

b. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng ôxy hóa thuộc chu trình này được tích lũy trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế nào?

Câu 3.

a. Vì sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có tính chọn lọc?

b. Adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ. Vẽ sơ đồ mô tả con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.

c. Các chất: O2, NO, CO2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận chuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào?

d. Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+ qua màng sinh chất.

Câu 4.

a. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp và trên màng ti thể.

b. Phân biệt chiều khuyếch tán của H+ ở ti thể và lục lạp qua ATPaza.

Câu 5. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa. Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng.

Câu 6.

a. Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Người ta đun từ từ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích.

b. Phân biệt các bậc cấu trúc không gian của prôtêin.

Câu 7. Một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, gồm 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd.
a. Viết kí hiệu của các nhiễm sắc thể ở cực 1 và cực 2 trong một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.

b. Trong trường hợp không xẩy ra trao đổi chéo, hãy viết kí hiệu của các nhiễm sắc thể ở cực 1 và cực 2 trong một tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân I và ở kì sau của giảm phân II.

c. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân sinh giao tử của loài trên, 3 cặp NST đó đều xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm thì tối đa sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *