Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án) được Download.vn tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Bạn đang đọc: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2018

PHÒNG GD&ĐT……………….

TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

Mã đề thi 121

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2017-2018
MÔN LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 50 phút

Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………………………..
Số báo danh:………………………………………………………………………………………….

Câu 1: Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là

A. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

C. thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 2: Việt Nam giải phóng quân ra đời (5/1945) đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

B. Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

D. Việt Nam Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.

Câu 3: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc ” và “ Ruộng đất cho dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 – 1945?
A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.

B. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc ” và “ Ruộng đất cho dân cày”.

C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

D. Chỉ thực hiện khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 4: Đâu không là kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?

A. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.

B. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

C. Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn.

D. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên.

Câu 5: Cho các dữ kiện sau:

1. Học thuyết Miyadaoa

2. Học thuyết Kaiphu

3. Học thuyết Phucưđa

4. Học thuyết Hasimôtô

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Học thuyết thể hiện chính sách hướng về châu Á của Nhật Bản.
A. 1,2,4,3 B. 4,2,1,3 C. 3,2,1,4 D. 1,3,4,2

Câu 6: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là:

A. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.

B. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.

C. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

D. Cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước để thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 7: Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là:

A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

C. Hòa bình, độc lập thống nhất. D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình B. khởi nghĩa Yên Thế

C. khởi nghĩa Hương Khê D. khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 9: Vì sao chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?

A. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc đã câu kết với nhau kí Hiệp ước Hoa – Pháp.

B. Vì tình thế cách mạng không thể trì hoãn được.

C. Vì quân Trung Hoa dân quốc đã rút lui.

D. Vì quân Pháp đã tấn công ra miền Bắc.

Câu 10: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.

C. sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

D. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ xộ.

Câu 11: Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. mở rộng “Ấp chiến lược”.

C. giành lại thế chủ động trên chiến trường.

D. tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu khiến phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1925 – 1930) thất bại là
A. giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

B. thực dân Pháp còn mạnh, vũ khí hiện đại, đàn áp khốc liệt.

C. khuynh hướng vô sản phát triển mạnh, ngày càng chiếm ưu thế.

D. không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.

Câu 13: Đặc trưng nổi bật của trật tự 2 cực Ianta là

A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ

B. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra

C. Thế giới bị chia thành 2 phe – TBCN và XHCN

D. Cuộc “chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động

Câu 14: Những nước nào ở Đông Nam Á tuyên bố giành độc lập vào năm 1945?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào B. Campuchia, Việt Nam, Lào

C. Inđônêxia , Xingapo, Brunây D. Inđônêxia , Xingapo, Malaixia

Câu 15: Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, ba nước Tây Âu đứng ở các vị trí 3, 4, 5 trong nền công nghiệp thế giới tư bản là
A. Anh, Pháp, Đức. B. Pháp, Đức, Anh.

C. Anh, Đức, Pháp. D. Đức, Anh, Pháp

Câu 16: Địa điểm trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ ba của thực dân Pháp tại Đông Dương là

A. Luông Phabang và Mường Sài. B. Plâyku.

C. Xênô. D. Điện Biên Phủ.

Câu 17: Điểm mới trong âm mưu của Mĩ thể hiện ở chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

B. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào.

C. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

D. mở rộng chiến tranh xâm lược Cam-pu-chia.

Câu 18: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. xã hội thuộc địa B. xã hội phong kiến

C. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến D. xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Câu 19: Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng ta đã kế thừa đường lối kháng chiến nào trong lịch sử dân tộc?
A. Chiến tranh nhân dân. B. Lối đánh du kích.

C. Vườn không nhà trống. D. Quyết chiến chiến lược.

Câu 20: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã đấu tranh hoàn toàn tự giác?

A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).

B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925).

C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *