Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1 |
ĐỀ THI KSCL THPTQG LẦN 1 Bài thi KHTN, Môn hóa học Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br =80, P= 31, K = 39; Cr=52, Ni=59, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Ag = 108
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3. B. 2 C. 5. D. 4.
Câu 2: Lên mem m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81% hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40 B. 55.
C. 25. D. 30.
Câu 3: Hỗn hợp E gồm chất X(C2H7O3N) và chất Y(C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 35,1 B. 36,7
C. 34,2 D. 32,8
Câu 4: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bẳng sau:
Chất/ Thuốc thử | Y | Z | X | T |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ | Xuất hiện kết tủa bạc trắng | Xuất hiện kết tủa bạc trắng | ||
Nước Br2 | Nhạt màu | Xuất hiện kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là.
A. fructozơ, glucozơ, phenol,glixerol
B. phenol, glucozơ, glixerol,fructozơ
C. glucozơ, fructozơ,phenol,glixerol
D. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol
Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. bọt khí. B. dung dịch màu
C. kết tủa đỏ nâu D. kết tủa trắng
Câu 6: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MXY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của xlà0,075
B. X có phản ứng trángbạc
C. Phần trăm khối lượng của Y trong Mlà40%.
D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là32,05%.
Câu 7: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,3%. B. 43,5%
C. 48,0%. D. 46,35%.
……
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết