Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh là tài liệu vô cùng hữu ích có đáp án chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, luyện đề, rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu  thi THPT Quốc gia 2021 tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn trường THPT Lý Thái Tổ

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021

    SỞ GD&ĐT BẮC NINH

    TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

    ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020 -2021

    Môn thi: Ngữ văn

    Ngày thi : 19/3/2021

    Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

    I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hỡi những bạn trẻ mà tôi yêu mến. Các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mà mình mong muốn. Thay vì sống cuộc sống cha mẹ các bạn muốn, cuộc sống mà xã hội cho rằng có tương lai, các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mình thực sự muốn sống, cuộc sống mà các bạn cho rằng có ý nghĩa với bản thân mình. Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn? Khi bạn thấy mình yếu lòng và tự hỏi

    “Thực sự sống như thế cũng được chăng?” hãy mỉm cười và trả lời “Có chứ!” Khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình. Nhưng chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói.

    Tôi mong sao tất cả các bạn, dù chỉ một phút thôi, cũng có đủ dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điển khiển cuộc sống của mình, không phải sống cuộc sống chỉ lo đáp lại kỳ vọng của những người xung quanh. Các bạn hãy cố lên!

    (Trích chương “Gửi những bạn trẻ tôi yêu mến”, sách “Yêu những điều không hoàn hảo” – Hae Min ; NXB Nhã Nam năm 2018, trang 131)

    Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

    Câu 2. (0.5 điểm) Theo lý giải của tác giả, vì sao chúng ta không nên quá để tâm đến những lời ngăn cản của mọi người?

    Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy tìm một dẫn chứng về một người dám sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngay cả khi cha mẹ, mọi người xung quanh ngăn cản họ. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện của họ trong vòng từ 3 – 4 câu.

    Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả: Chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói không? Vì sao ?

    II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn, không quá 200 chữ để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải có dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điều khiển cuộc sống của mình”?

    Câu 2. (5.0 điểm)

    Phân tích vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

    ——-Hết——-

    Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

    Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

    I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:

    Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

    Câu 2. Lý do chúng ta không nên quá quan tâm đến những ngăn cản của mọi người xung quanh: Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn, khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình.

    Câu 3.

    – Học sinh lấy được ví dụ về những doanh nhân, danh nhân, nghệ sĩ… dám có bản lĩnh sống cuộc sống mà mình mong muốn/ tấm guong anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu em bé rơi từ tầng 12 và bản lĩnh của anh trước những thị phi từ mạng xã hội quanh sự việc.

    – Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, không quá dài dòng, trả lời được 2 câu hỏi: ai? Như thế nào?

    Câu 4. Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể nêu theo 3 hướng:

    – Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình

    – Phản đối và giải thích được vì sao đồng tình

    – Vừa đồng tình, vừa phản đối và giải thích được lí do trong mỗi yếu tố.

    – Lưu ý: viết quá dài trừ 0.25 điểm

    II. PHẦN LÀM VĂN:

    Câu 1.

    A- Yêu cầu kĩ năng:

    – Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, đầy đủ (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

    – Bài làm có từ 1-2 dẫn chứng cụ thể trong đời sống

    – Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

    B- Yêu cầu kiến thức:

    – Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng của mình. HS có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý nhưng cần có những kiến giải hợp lí, thuyết phục.

    – Gợi ý 1 hướng trả lời (những ý cần đạt):

    + Nguyên nhân khách quan:

    Cuộc sống ngày càng thay đổi, đòi hỏi ta phải thích nghi. Ta chỉ thích nghi được khi ta tự làm chủ cuộc sống của mình.
    Cha mẹ thường hay kì vọng vào con cái, có xu hướng sống hộ, lo hộ cho con. Ta phải tỉnh táo nhận ra để không có tư duy, thói quen sống ỷ lại, tâm lý trông chờ.
    + Nguyên nhân chủ quan: Khi ta làm chủ cuộc đời mình, ta mới có thể là con người tự do, được thỏa mãn nhu cầu là chính mình.

    Câu 2.

    A- Yêu cầu kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

    B- Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt được các yêu cầu về kiến thức sau đây:

    I. Mở bài: Giới thiệu được tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và trích dẫn yêu cầu đề

    II.Thân bài:

    Khái quát về hình tượng sông Đà: được xây dựng với 2 cực tính cách đối lập: hung bao – trữ tình

    1. Phân tích tính cách hung bạo của sông Đà:

    – hung bạo của vách đá

    – hung bạo của mặt ghềnh

    – hung bạo của những hút nước trên sông

    – hung bạo của âm thanh thác nước

    – hung bạo của thạch trận sông Đà

    2. Đánh giá nghệ thuật của nhà văn:

    – Về nội dung: cái nhìn độc đáo về sông Đà, am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực (đời sống, giao thông, quân sự, thể thao)

    – Về nghệ thuật: Phong cách độc đáo của nhà văn

    + hành văn linh hoạt, tài hoa

    + nghệ thuật nhân cách hóa, so sánh đặc sắc, liên tưởng độc đáo

    III. Kết bài:

    – Khẳng định giá trị của tác phẩm

    – Khái quát về tình yêu quê hương, đất nước của nhà văn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *