Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Hóa học (Giáo dục thường xuyên)

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Hóa học (Giáo dục thường xuyên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đang đọc: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Hóa học (Giáo dục thường xuyên)

(Đề thi chính thức)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi: HÓA HỌC − Giáo dục thường xuyên

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố là: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.

Câu 1: Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. tím.

Câu 2: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3-đien là
A. CH2=CH–CH=CH2. B. CH2=CH–CH3. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH2.

Câu 3: Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. lipit. B. poli(vinyl clorua). C. xenlulozơ. D. glixerol.

Câu 4: Cho dãy các chất: CH3COOC2H5, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 5: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 0,2 mol Ag. Giá trị của m là
A. 18,0. B. 16,2. C. 9,0. D. 36,0.

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Mg, Cu, Fe, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là
A. Mg. B. Cu. C. Ag. D. Fe.

Câu 7: Cho CH3COOCH3 phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3COOH. C. CH3OH và CH3COOH. D. CH3COOH và CH3ONa.

Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.

Câu 9: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 10: Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là
A. Au. B. Ag. C. Cu. D. Mg.

Câu 11: Để phân biệt dung dịch NH4Cl với dung dịch BaCl2, người ta dùng dung dịch
A. KNO3. B. NaNO3. C. KOH. D. Mg(NO3)2.

Câu 12: Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3
A. +6. B. +4. C. +3. D. +2.

Câu 13: Chất có chứa 6 nguyên tử cacbon trong một phân tử là
A. glixerol. B. glucozơ. C. etanol. D. saccarozơ.

Câu 14: Cho 0,1 mol H2NCH2COOH phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 300. B. 400. C. 200. D. 100.

Câu 15: Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
D. điện phân KCl nóng chảy.

Câu 16: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit fomic. B. Axit oleic. C. Axit acrylic. D. Axit axetic.

Câu 17: Đồng phân của fructozơ là
A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ.

Câu 18: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa?
A. KCl. B. CaCl2. C. NaCl. D. KNO3.

Câu 19: Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch
A. KNO3. B. HCl. C. NaNO3. D. KCl.

Câu 20: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0. B. 8,5. C. 6,4. D. 2,2.

Câu 21: Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. Ca(NO3)2. B. NaCl. C. Na2CO3. D. CaCl2.

Câu 22: Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+
A. [Ar]3d6. B. [Ar]4s23d3. C. [Ar]3d5. D. [Ar]4s13d4.

Câu 23: Chất có chứa nguyên tố nitơ là
A. phenol. B. ancol etylic. C. axit axetic. D. glyxin.

Câu 24: Dãy gồm các hợp chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:
A. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3.
B. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2.
C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2 (anilin).
D. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3.

Câu 25: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CaCl2. B. NaCl. C. KCl. D. CuCl2.

Câu 26: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:
A. Zn, Cu, K. B. Cu, K, Zn. C. K, Zn, Cu. D. K, Cu, Zn.

Câu 27: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm
A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA.

Câu 28: Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối HCOONa thu được là
A. 4,1 gam. B. 6,8 gam. C. 3,4 gam. D. 8,2 gam.

Câu 29: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. polistiren. B. polietilen. C. nilon-6,6. D. poli(vinyl clorua).

Câu 30: Oxit nào sau đây thuộc loại oxit bazơ?
A. NO2. B. CuO. C. SO2. D. CO2.

Câu 31: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 1M cần m gam bột Zn. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 3,25. C. 3,90. D. 6,50.

Câu 32: Kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Cr.

Câu 33: Dung dịch NaOH phản ứng được với
A. FeO. B. CuO. C. Al2O3. D. Fe2O3.

Câu 34: Chất có tính lưỡng tính là
A. NaCl. B. NaNO3. C. NaOH. D. NaHCO3.

Câu 35: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Ba.

Câu 36: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. đồng. B. nhôm. C. chì. D. natri.

Câu 37: Cho dãy các kim loại: Fe, W, Hg, Cu. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. W. B. Cu. C. Hg. D. Fe.

Câu 38: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. C2H5NH2. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. CH3COOH.

Câu 39: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 40: Chất nào sau đây là este?
A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3OH. D. CH3COOC2H5.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *