Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hệ phổ thông – môn Ngữ văn

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2023 nhanh và chính xác nhất giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, so sánh đối chiếu với kết quả bài làm của mình được nhanh chóng hơn.

Bạn đang đọc: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hệ phổ thông – môn Ngữ văn

Đề thi Văn THPT 2023 sẽ chính thức bắt đầu vào sáng ngày 28/06/2023. Các thí sinh sẽ làm trong thời gian 120 phút. Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn giữ ổn định như năm 2022 do vậy Bộ giáo dục và đào tạo không ban hành quy chế thi mới. Vậy dưới đây là Đáp án đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích đoạn kết Vợ nhặt.

Đáp án Văn THPT Quốc gia 2023

    Đáp án Văn THPT Quốc gia 2023

    PHẦN CÂU NỘI DUNG Điểm
    I ĐỌC HIỂU 3.0
    1 Thể thơ: Tự do 0.5
    2 Hình ảnh, từ ngữ miêu tả cơn giông mùa hè: “Tiếng sấm”, “gió”, “cát”, “lá”, “đá” 0,75
    3

    – Biện pháp so sánh : “mưa ròng ròng” – “triệu ngón tay”

    Tác dụng

    – Nội dung : Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh “mưa”. Thông qua hình ảnh “triệu ngón tay”, nhà thờ giúp người đọc hình dung rõ hơn, cụ thể hơn về “mưa”

    -Nghệ thuật : Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm thu hút người đọc, người nghe

    0.75
    4

    Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình, có thể đồng tình hoặc không đồng tình, đồng tình một phần

    Học sinh lí giải hợp lý và thuyết phục

    Gợi ý

    – “Cơn giông của riêng mình” có thể hiểu là những khó khăn, thử thách mà bản thân phải đối mặt trên con đường kiếm tìm hạnh phúc của bản thân

    – Bài học:

    + Đứng trước những gian nan, thử thách thì bản thân ko đc khuất phục, không đc từ bỏ mà phải cố gắng để tìm ra giải pháp vượt qua những khó khăn kia

    + Phải sáng suốt trong từng quyết định của bản thân. Cần bình tĩnh, cân bằng cảm xúc của mình, suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra quyết định

    1.0
    II LÀM VĂN
    Viết đoạn văn về trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cân bằng của cảm xúc

    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

    Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

    0.25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

    0.25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận

    Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

    Có thể triển khai theo hướng:

    Giải thích vấn đề: Cảm xúc là gì? Cân bằng cảm xúc là gì?

    – Cảm xúc là những phản ứng, sự rung động và thay đổi của con người trước những tác động từ bên ngoài. Cảm xúc bao gồm một loạt các thay đổi đột ngột trong các cảm giác bên trong dẫn đến các phản ứng hành vi cá nhân trong một khoảng thời gian ngắn.

    – Cân bằng cảm xúc là cá nhân nhận thức, xử lý và điều chỉnh được cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả.

    Biểu hiện: Người biết cân bằng cảm xúc là người khó bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, giữ được sức khoẻ tinh thần tốt, điều khiển được cảm xúc và hành vi của mình chuẩn mực, không dễ dàng kích động, tiêu cực, không hưng phấn quá mức.

    Bàn luận: Vì sao cân bằng cảm xúc là điều cần thiết trong cuộc sống?

    – Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta bình tĩnh trước những biến động về mặt tinh thần, tự tin vượt qua các tình huống khác nhau.

    – Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần.

    – Người có cảm xúc cân bằng sẽ tự tin, có khả năng giải quyết xung đột, có khả năng lãnh đạo và trở thành người thành công trong cuộc sống.

    – Xây dựng, cải thiện mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gắn kết, tốt đẹp hơn, hạn chế xung đột, mâu thuẫn

    Phản đề, mở rộng vấn đề:

    – Lên án những hiện tượng, cá nhân để cảm xúc chi phối mạnh mẽ, không cân bằng được cảm xúc cá nhân, dễ dàng bị kích động, gây ra những hành vi tiêu cực trong xã hội.

    – Biết cân bằng cảm xúc không đồng nghĩa với việc thờ ơ, lãnh đạm trước những biến cố, sự việc xảy ra trong cuộc sống…

    Liên hệ, rút ra bài học bản thân…

    1.0

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0.25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    0.25
    2 Phân tích đoạn kết Vợ nhặt

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

    0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

    *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

    – Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.

    – Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.

    – Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét sự mới mẻ của nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

    0.5

    Phân tích đoạn trích.

    Phân tích đoạn kết Vợ nhặt: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

    * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối cùng của tác phẩm. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới và sự mở đầu cho lối thoát của người nông dân.

    * Phân tích:

    – Đoạn trích thể hiện niềm tin vào tương lai của nhân vật Thị: Thị đã đưa đến những thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

    – Đoạn trích đã cho thấy khát vọng đổi đời của nhân vật Tràng.

    + Tràng quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói. 4

    – Tràng bắt đầu nghĩ ngợi, nhớ lại rồi ân hận, tiếc rẻ khi trong một lần đi kéo xe thóc cho liên đoàn vì thấy Việt Minh đã lén đi đường khác.

    + Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng.

    => Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng.

    Nhận xét: Quan niệm nhà văn Kim Lân về cuộc sống:

    – Truyện được mở ra một âm hưởng lạc quan và niềm tin tất thắng. Qua cách kết thúc truyện này ta còn biết rõ hơn về một nhà văn nhân đạo và tha thiết với con người là Kim Lân.

    – Đoạn kết rất đặc sắc khi tạo ra kết thúc mở, trong đoạn văn ánh lên niềm khao khát giữ gìn hạnh phúc mỏng manh của Tràng và thị. Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện: Thông qua số phận con người trong nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân khẳng định trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng đến sự sống khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

    – Kết thúc đã thể hiện niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng của người nông dân dưới sự soi rọi của ánh sáng cách mạng. Đây là điểm sáng nhân văn, thứ ánh sáng cách mạng đủ sức nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ.

    + Liên hệ. Trong “Vợ nhặt” các nhân vật của Kim Lân đã tìm thấy con đường để giải thoát để có một cuộc sống của niềm hy vọng. Tuy nhiên ta cũng từng nhớ đến một Chí Phèo đã chết trên con đường trở về với lương thiện, một Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa của mình để trả sưu thuế, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam luôn phải mong ngóng đoàn tàu đi qua để thấy một cuộc sống đáng sống hơn.

    2.0

    1.0

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    0.5

    Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2023

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    ĐỀ THI CHÍNH THỨC

    KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THPT NĂM 2023

    Bài thi: NGỮ VĂN

    Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

    Khúc nhạc đầu tiên của mùa hè
    Tiếng sấm gõ trên bầu trời thấp thật
    Gió từ đất thổi lên rát mặt
    Cát bay, lá bay, đá bay
    Mưa ròng ròng như triệu ngón tay
    Lùa vào trong cổ
    Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ
    Những giọt mưa nhảy múa trước hiên nhà

    […]

    Không phải của riêng ai
    Cái êm ả lọc từ dữ dội
    Mưa rơi mưa cho mặt người trẻ lại
    Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình
    Những lạc nước hiên nhà bỗng sống lại mông mênh

    (Trích Đi qua cơn giông, Anh Ngọc, 30 năm Thơ- Tuyển tập tác phẩm văn học in trên Nhân Dân cuối tuần 1989-2019, NXB Văn học, 2019, tr.74.75)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

    Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong những dòng thơ sau

    Tiếng sấm gõ trên bầu trời thấp thật
    Gió từ đất thổi lên rát mặt
    Cát bay, lá bay, đá bay

    Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau:

    Mưa ròng ròng như triệu ngón tay
    Lùa vào trong cổ
    Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ
    Những giọt mưa nhảy múa trước hiên nhà

    Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình, anh/chị hãy rút ra bài học về là sống cho bản thân.

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Tự nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của anh chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

    Câu 2. (5,0 điểm).

    Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà Văn Kim Lân viết:

    Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

    – Trống gì đấy, u nhỉ?

    – Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ…

    – Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:

    – Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

    Im lặng một lúc thị lại tiếp:

    – Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

    Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

    Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

    – Việt Minh phải không?

    – Ừ, sao nhà biết?

    Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

    Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.

    Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…

    (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)

    Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

    ,…….Hết……………..

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *