SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỆ CHUYÊN
|
Câu 1 (2 điểm).
1. Hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
2. Nung hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh (không có oxi). Sau một thời gian thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch HCl dư thu được chất rắn B, dung dịch C và hỗn hợp khí D. Hãy xác định thành phần các chất khí trong D và viết các phương trình hóa học minh họa.
Câu 2 (2 điểm).
Chỉ dùng bột sắt làm thuốc thử, hãy phân biệt 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn: H2SO4 (loãng), K2SO4, K2CO3, BaCl2, MgSO4.
Câu 3 (2 điểm).
1. Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế etylaxetat (không quá 5 phương trình).
2. Để sản xuất rượu etylic, người ta đi từ tinh bột dựa theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện).
b. Từ 1,62 kg tinh bột điều chế được bao nhiêu kg rượu etylic nguyên chất theo sơ đồ chuyển hóa trên, biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 85% .
Câu 4 (2 điểm).
Ngâm một thanh Fe và một thanh Zn ( không tiếp xúc với nhau) vào cùng một cốc chứa 500ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì thấy khối lượng dung dịch trong cốc giảm 0,22 gam. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,5gam chất rắn .
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu, giả sử toàn bộ lượng Cu sinh ra bám hết trên hai thanh kim loại.
Câu 5 (2 điểm).
1. Đốt cháy hoàn toàn 3,52 gam chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong thu được 16 gam kết tủa và 3,24 gam muối tan, đồng thời khối lượng bình chứa nước vôi tăng thêm 13,12gam. Tỉ khối hơi của chất hữu cơ A so với C2H4 bằng 3,143. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A.
2. Hỗn hợp B gồm C3H4, C3H6, C3H8 có tỉ khối so với hidro bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp B (ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch H2SO4 đặc, dư. Tính độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc .
Cho: H =1, C =12, O =16, S = 32, Fe = 56, Zn = 65, Ca =40, Cu =64, Na =23
Lưu ý : Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.