Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kiên Giang

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kiên Giang giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kiên Giang

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2023 – 2024 các trường THPT công lập tỉnh Kiên Giang diễn ra vào ngày 15 – 16/6/2023. Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài là 120 phút không kể thời gian chép đề. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang năm 2023 – 2024

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1: Nghị luận/ Phương thức biểu đạt là nghị luận/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

    Câu 2. Theo đoạn [1], trên thế giới chỉ có 2 loại người: một là những người sợ thất bại, còn lại là những người không sợ thất bại.

    Câu 3:

    – Biện pháp tu từ: ẩn dụ (khoản lỗ ẩn dụ cho những thất bại).

    – Tác dụng:

    + Khiến câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, giúp người đọc dễ hình dung.

    + Qua đó tác giả cũng nhằm nhấn mạnh dù gặp phải những “khoản lỗ” bạn cũng đừng nản lòng, thoái chí mà hãy không ngừng cố gắng vươn lên đến thành công.

    Câu 4:

    Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình (đồng ý, không đồng ý, đồng ý một phân) có lý giải cụ thể, hợp lý.

    Gợi ý:

    – Đồng tình: Việc tổng kết những kinh nghiệm mang đến cho con người hướng đi đúng đắn hơn, tránh được những sai lầm đã từng mắc phải từ đó giúp con người dễ dàng đạt được thành công.

    – Không đồng tỉnh: Vì những trải nghiệm, kinh nghiệm của con người là hữu hạn, không phải ai cũng có vốn sống, kinh nghiệm phong phú để rút ra cho mình nhiều bài học. Vì vậy, chỉ cần tổng kết kinh nghiệm của những người đi trước, rút ra bài học cho chính mình là ta cũng có thể vươn đến thành công.

    – Đồng tinh không hoàn toàn: Việc tổng kết kinh nghiệm của chính mình và làm lại từ đầu đưa chúng ta tới thành công. Tuy nhiên, chúng ta còn có thể tổng kết kinh nghiệm từ người khác và vận dụng những kinh nghiệm ấy để dẫn tới thành công chứ không cần phải “làm lại từ đầu”.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    1. Giới thiệu vấn đề: tâm thái cần có khi đối diện với thất bại.

    2. Giải thích

    + Tâm thái: Cách chúng ta suy nghĩ về vấn đề đang phải đối mặt trên bình diện tích cực hoặc tiêu cực;

    + Thất bại: Là việc không đạt được những khao khát và bản thân mong muốn có;

    => Cách thức mà mỗi người con người cần phải có khi đối diện với những khó khăn, thất bại.

    3. Bàn luận vấn đề

    – Thất bại là điều vô cùng bình thường trong cuộc sống.

    – Tâm thái cần có khi chúng ta đối diện với thất bại:

    + Bình tĩnh, không nản lòng, không bỏ cuộc.

    + Suy xét những nguyên nhân, yếu tố nào khiến ta thất bại. Từ đó rút ra cho mình những bài học, kinh nghiệm để không bị vấp ngã điều tương tự ở những lần sau.

    + Tin tưởng vào chính mình, tiếp tục bước tiếp con đường bản thân đã chọn.

    +….

    HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

    – Phê phán những người hay nản lòng, thoái chí, có cái nhìn tiêu cực mỗi khi vấp ngã.

    – Bài học mà chúng ta có được sau mỗi lần thất bại sẽ làm nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ để xây dựng nên những bước đi vững chắc giúp chúng ta đạt được thành công trong tương lai.

    Câu 2.

    I. Mở bài

    – Giới thiệu bài thơ Đồng chí và tác giả Chính Hữu

    – Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

    – Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của người lính cụ Hồ.

    II. Thân bài

    1. Khái quát chung về bài thơ

    – Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích

    2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

    a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

    – Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    – Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

    + Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

    + Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

    b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

    – Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

    – Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

    + Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

    + Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

    + Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

    – Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

    “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

    – Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

    – Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

    → Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

    3. Giá trị nghệ thuật

    – Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp – tình đồng chí.

    – Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

    III. Kết bài

    – Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc

    – Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang năm 2023 – 2024

    I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau đây:

    [1] Bạn có biết không? Chỉ có hai loại người trên thế giới này: một là những người sợ thất bại, còn lại là những người không sợ thất bại. Những người thuộc về đầu tin rằng thất bại là một gánh nặng và gây ra áp lực cho con người. Những người thuộc về sau tin rằng thất bại là một yếu tố không thể thiếu, nó sẽ khiến cuộc sống chúng ta càng phong phú, thú vị hơn.

    [2] Napoleon từng nói rằng, từ “không thể” chỉ có thể được nhìn thấy trong từ điển của kẻ thua cuộc. Ngay cả khi chúng ta bị chữ “không thể” quật ngã và thất bại, chúng ta cũng không được chìm đắm vào nỗi đau đó. Chỉ bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công. Ông cũng từng nổi rằng, trong hầu hết các trường hợp, những điều được coi là thất bại chỉ là những trở ngại tạm thời. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận thất bại đó như một bước đệm để tiến tới thành công thì chúng ta mới có thể giong thuyền ra khơi.

    [3] Bất luận điều gì xảy ra, cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục. Cho dù “khoản lỗ” của bạn là gì, nó đều sẽ trở thành quá khứ và chúng ta vẫn sẽ tiến về phía trước. Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ” trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy. Hãy nghĩ về nó như một động lực thúc đẩy bản thân, như một công cụ rèn luyện chính mình.

    (Trích Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Tác giả Cảnh Thiên, dịch giả Đặng Quân, NXB Thế Giới, 2019, Tr.267-270)

    Thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Câu 1 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2 (0,75 điểm): Theo đoạn [1], trên thế giới có mấy loại người? Đó là những loại người nào?

    Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ” trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy.

    Câu 4 (0,5 điểm): Em có đồng tình với quan điểm: Chỉ bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công? Vì sao?

    II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tâm thái cần có khi đối diện với thất bại.

    Câu 2 (5,0 điểm):

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

    Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

    (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 128-129)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *