Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Lào Cai

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Lào Cai

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Lào Cai là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo so sánh với kết quả của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Lào Cai

Đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai năm 2023 tổ chức thi ngày 02/06/2023 với thời gian cho thí sinh làm bài thi là 120 phút, theo hình thức tự luận, kiến thức nằm ở chương trình Ngữ văn 9. Thông qua đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai năm 2023 – 2024

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

    Câu 2. Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. Tấm thảm nhung có đặc tính mềm, mịn; bầu trời đêm cũng mịn và không một gợn mây, mở ra không gian cao rộng.

    Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ.

    Câu 4.

    Qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói:

    + Cánh diều là những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả với những người bạn nơi thôn quê. Đó là kí ức đẹp theo tác giả suốt đời.

    + Cánh diều tuổi thơ là nơi chở những khát vọng, những ước mơ của tác giả bay cao, bay xa.

    II. PHẦN LÀM VĂN

    Câu 1

    1. Nêu vấn đề.

    2. Giải thích vấn đề

    – Khát vọng là những mong muốn lớn lao, tốt đẹp của mỗi con người, nó mang một sức thôi thúc mạnh mẽ mà khiến họ cần phải hành động để đạt được khát vọng của bản thân.

    – Mỗi con người sẽ có những khát vọng riêng trong cuộc sống của mình. Khát vọng là động lực để con người phát triển và vươn tới thành công.

    3. Phân tích, bàn luận vấn đề:

    – Ý nghĩa của khát vọng trong cuộc sống.:

    Có khát vọng tức là con người có những ước mơ. Một người sống không thể thiếu ước mơ vì những ước mơ, khát vọng giúp con người nỗ lực và phấn đấu không ngừng.

    Có khát vọng, con người sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống.

    Con người có khát vọng là con người sống có lí tưởng riêng và những người như vậy nhất định sẽ thành công.

    – Khát vọng khác với tham vọng. Cần phải tỉnh táo để không biến những khát vọng của mình thành những tham vọng.

    – Phê phán những người sống không có khát vọng, sống như những cỗ máy.

    – Liên hệ bản thân: Em đã phải là người sống có khát vọng chưa? Hãy chia sẻ về những khát vọng của mình?

    Câu 2

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu được bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát.

    – 2 khổ thơ là những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu.

    II. Thân bài:

    1. Khổ 1

    * Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

    – Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong “Thơ mới”, Tác giả Hữu Thỉnh đã cảm nhận bằng các giác quan, lý trí về mùa thu sang rất riêng, rất mới và bằng sự rung động tinh tế.

    + Các giác quan như Khứu giác (mùi hương ổi) →xúc giác (gió se) →cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) →cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

    + Tâm trạng bất ngờ, ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng “bỗng”, “hình như”.

    →Tác giả gắn bó với quê hương, yêu làng quê, thực sự yêu mùa thu nơi đây thì mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

    2. Khổ 2

    – Bằng những cảm nhận từ các giác quan, lý trí và cảm xúc của tác giả về mùa thu như đã hòa chung vào cảnh vật xung quanh.

    – Thiên nhiên và sự vật đang ở trong thời điểm giao mùa hạ – thu đã bắt đầu dần chuyển trạng thái : sông “dềnh dàng” – chim “bắt đầu vội vã”, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.

    – “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt nửa mình” Hai khổ thơ vốn được tác giả sử dụng những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái và tính chất của người để miêu tả về thiên nhiên, vì thế cảnh vật ở đây trở nên sống động và có hồn.

    3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

    – Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

    – Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

    III. Kết bài:

    – Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

    – Nêu cảm xúc khái quát.

    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Văn Lào Cai

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

    Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả điều thi. Cánh điều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

    Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, điều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

    (Tạ Duy Anh, Cánh diều tuổi thơ, dẫn theo Tiếng Việt 4, tập 1, tr.160, Nxb Giáo dục, 2019)

    Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

    Câu 2 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

    Câu 3 (1,0 điểm). Xác định nội dung chính của đoạn trích?

    Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì?

    II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của khát vọng trong cuộc sống.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về

    Sông được lúc dềnh dàng
    Chim bắt đầu vội vã
    Có đám mây mùa hạ
    Vắt nửa mình sang thu…

    (Hữu Thỉnh, Sang thu, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.48, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)

    Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

    -HẾT-

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *