Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Long An

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Long An

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Long An, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 7/6, các thí sinh Long An thi môn Ngữ văn, với thời gian 120 phút.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Long An

Đề thi vào 10 môn Văn Long An 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều ngày 7/6, các em thi môn Tiếng Anh 60 phút, sáng ngày 8/6 thi nốt môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Long An

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Long An năm 2023 – 2024

    Câu 1

    a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

    b. Xác định thể thơ của đoạn thơ:

    – Tự do

    hoặc:

    – Thể thơ: 8 chữ kết hợp 7 chữ, 9 chữ

    c. Cụm từ “cháy tàn cháy rụi” gợi ra cái khốc liệt của chiến tranh và cảnh hoang tàn của ngôi nhà, của làng quê tác giả.

    d. HS tự bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.

    Gợi ý:

    – Bà là chỗ dựa, là điểm tựa cho con cho cháu.

    – Bà giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

    – Tình yêu của bà hòa quyện trong tình yêu nước.

    Câu 2.

    – Vi phạm phương châm về chất.

    – Vì: Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha biết những khó khăn ở nhà để bố cháu yên tâm công tác.

    Câu 3.

    – Lời dẫn trong đoạn thơ là:

    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

    – Đó là lời dẫn trực tiếp.

    II. LÀM VĂN

    Phân tích nhân vật Phương Định

    1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

    – Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

    – Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ

    2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

    a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật

    – Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

    – Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

    – Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

    – Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.

    b) Phân tích nhân vật Phương Định

    * Luận điểm 1 : Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.

    – Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

    – Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, “chạy trên cao điểm cả ban ngày”.

    * Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

    – Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

    – Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

    + Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn

    + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom

    – Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

    – Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

    -> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.

    – Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng

    + Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

    + Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

    + Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

    * Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

    – Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

    – Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

    – Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

    3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

    * Khái quát hình tượng nhân vật

    – Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng

    – Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.

    * Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

    – Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

    + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

    + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

    – Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất.

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Long An năm 2023 – 2024

    Sở GD&ĐT Long An

    ĐỀ CHÍNH THỨC

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    Môn: Ngữ văn
    Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian chép đề)

    I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

    Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu bên dưới:

    Năm giặc đốt làng chảy tàn cháy rụi
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

    (Trích Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục, Tr. 144)

    Câu 1. (2,5 điểm)

    a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

    b. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

    c. Cụm từ “cháy tàn chảy rụi” gợi lên điều gì?

    d. Em có suy nghĩ gì về nhân vật người bà trong đoạn thơ trên?

    Câu 2. (1,0 điểm)

    Trong đoạn thơ trên, nhân vật người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao em xác định như vậy?

    Câu 3. (1,5 điểm)

    Xác định lời dẫn trong đoạn thơ trên. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vì sao?

    II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

    Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *