Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Thái Bình

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Thái Bình

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Thái Bình, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 9/6, các thí sinh Thái Bình thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Thái Bình

Đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều ngày 9/6, các em thi nốt môn Tiếng Anh. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Bình

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình năm 2023 – 2024

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1. Thể thơ Lục

    Câu 2. Theo văn bản, cuối cùng người cháu hiểu ra thời gian trốn giữa bốn bề không gian.

    Câu 3.

    Liệt kê: từng giây,từng phút, từng giờ

    Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê:

    • Tăng khả năng biểu đạt cho tác phẩm
    • Nhấn mạnh dòng chảy của thời gian, gợi nên sự hữu hạn qua đó thể hiện sự trân trọng đối với thời gian.

    Câu 4

    Gợi ý

    Bài học: Cần biết trân trọng thời gian.

    Vì: Thời gian là hữu hạn. Dòng thời gian không ngừng trôi bởi vậy con người hãy biết trân tọng thời gian, trân trọng cuộc sống hiện tại, sống thật có ích để không phải hối tiếc vì những điều đã qua.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    Gợi ý làm bài

    * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và sẻ chia triong cuộc sống

    * Bàn luận vế đề

    1. Giải thích đồng cảm và sẻ chia:

    a. Đồng cảm là gì?

    • Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng
    • Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

    b. Sẻ chia là gì?

    • Là san sẻ những gì mình có với người khác
    • Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ
    • Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

    2. Bàn luận

    a) Sự đồng cảm và sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ:

    • Giữa con người với con người
    • Giữa các thành viên trong gia đình với nhau
    • Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

    b) Những biểu hiện của đồng cảm và sẻ chia:

    • Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
    • Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
    • Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

    c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia:

    • Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và sẻ chia
    • Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
    • Đồng cảm và sẻ chia đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

    * Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và sẻ chia

    • Đồng cảm và sẻ chia là một hành động tốt trong xã hội bây giờ
    • Chúng ta hãy đồng cảm và sẻ chia để giúp những người xung quanh.

    Câu 2.

    Dàn ý tham khảo

    a. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

    – Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Vàn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

    – Giới thiệu vấn đề cân nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cắn cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.

    b. Thân bài

    * Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện:

    – Truyện kể về ông Hai – người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”…

    – Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.

    * Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích:

    – Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

    + Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: “Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ổng nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”.

    + Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?… Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.

    + Ông lão khóc, nước mất giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má”. Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.

    + Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

    + Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp – lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đâu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đây, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”. Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!

    => Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt!

    – Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể, chuyện giản dị, tự nhiên, gẩn gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.

    – Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.

    c. Kết bài

    – Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Bình năm 2023 – 2024

    Sở GD&ĐT Thái Bình

    ĐỀ CHÍNH THỨC

    ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC 2023 – 2024
    Môn thi: Ngữ văn

    Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

    THỜI GIAN TRỐN Ở ĐÂU?

    Chỉ giùm cho cháu đi ông
    Thời gian đang trốn ở không gian nào
    Sân ngoài hay tận vườn sau
    Giữa trời, cuối đất hay đầu nguồn kia?
    Thời gian sớm đó rồi khuya
    Từ tao nôi đến mộ bia đời người
    Thời gian: chiếc lá đấy thôi
    Từ xanh thắm đến vàng phơi lối về
    Thời gian là một ngọn tre
    Từ măng non đến ngày khoe… chạm trời
    Thời gian là một nụ cười
    Nở ra từ tiếng khóc hồi… bi bô
    Từng giây từng phút từng giờ
    Trôi qua có nghĩa… đừng mơ ngược về
    Hiểu rồi, cháu thấy… dễ ghê:
    Thời gian trốn giữa bốn bề không gian.

    (Thời gian trốn ở đâu, Nguyễn Thái Dương, NXB Kim Đồng, 2015, tr.21)

    Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

    Câu 2 (2,0 điểm) Theo văn bản, cuối cùng người cháu hiểu ra thời gian trốn ở đâu?

    Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ sau:

    Từng giây từng phút từng giờ
    Trôi qua có nghĩa… đừng mơ ngược về

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

    Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

    – Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

    – Là con thầy mấy lị con u.

    – Thế nhà con ở đâu?

    – Nhà ta ở làng chợ Dầu.

    – Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

    Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

    – Có.

    Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

    – À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

    – Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

    – Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

    Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.

    (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2021, tra169-170)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *