Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 trường THPT Chuyên Bắc Ninh được thi theo hình thức tự luận, gồm 2 câu, với thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề. Qua đó, giúp các em tham khảo thuận tiện hơn.
Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 trường THPT Chuyên Bắc Ninh
Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Bắc Ninh 2023 dành cho thí sinh chuyên Ngữ văn, còn giúp những trường chưa thi nắm vững cấu trúc đề thi, chủ động ôn thi vào 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả hơn. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Bắc Ninh năm 2023 – 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN |
Câu 1. (4,0 điểm)
Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.
Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.
Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?
Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?
Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!
Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?
Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ (…).
Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.
Đá: Ừ….
Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.
(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Nhà văn Nga K. Pau-tốp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cảnh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.