Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 42, 43, 44 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 11 Nước biển và đại dương thuộc chương 4: Thủy quyển.

Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Giải Địa lí 10 Bài 11 Nước biển và đại dương giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 11 chương 4 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

    Luyện tập Địa lí 10 Bài 11

    Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?

    Gợi ý đáp án

    * Độ muối của nước biển và đại dương

    – Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối natri clorua.

    – Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.

    – Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%).

    – Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.

    * Nhiệt độ của nước biển và đại dương

    – Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.

    – Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.

    – Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực.

    – Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

    Vận dụng trang 44 SGK Địa 10 Cánh diều

    Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.

    Gợi ý đáp án

    – Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.

    – Biển Đông là biển rộng, giàu tài nguyên. Biển cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.

    + Tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên: Tài nguyên này có đóng góp rất lớn về GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

    + Tài nguyên muối biển: Muối biển phát triển mạnh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, sản xuất muối góp phần nâng cao đời sống cư dân ven biển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặt hàng thiết yếu trong nước,…

    + Tài nguyên cát, titan: Ở ven biển nước ta, cát và titan có nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ rất thuận lợi phát triển các mặt hàng thủy tinh cao cấp, có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị ngoại tệ cao.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *