Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13 trang 57, 58, 59, 60 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Thủy quyển, nước trên lục địa thuộc Chương 5 Thủy quyển.
Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thủy quyển, nước trên lục địa sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 52, 53, 54, 55, 56 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
Hình thành kiến thức mới Địa lí 10 Bài 13
I. Tính chất của nước biển và đại dương
Câu hỏi trang 57 : Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương.
– Cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào.
Lời giải
* Nhiệt độ và độ muối
– Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17°C.
– Độ muối
+ Độ muối là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nước biển.
+ Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35%.
+ Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
* Sự thay đổi của nhiệt độ và độ muối
– Nhiệt độ
+ Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.
+ Ở các biển và đại dương, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau.
+ Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn.
+ Ở Xích đạo là 27 – 29°C, ở ôn đới là 15 – 16°C, ở hàn đới là dưới 1°C.
– Độ muối
+ Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.
+ Ở các biển và đại dương khác nhau có độ muối không giống nhau.
II. Sóng biển và thủy triều
Câu hỏi trang 58 : Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày khái niệm về sóng biển.
– Giải thích nguyên nhân hình thành sóng biển.
Lời giải
– Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân
+ Gió là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng. Sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn.
+ Sóng thần là do động đất ở ngoài biển và đại dương có thể gây ra sóng thần.
Câu hỏi trang 58 : Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày nguyên nhân hình thành thủy triều.
– Nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém.
Lời giải
– Thủy triều là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
– Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất – triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trời, Mặt Trăng Trái Đất vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất – triều kém.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 13 trang 60
Luyện tập 1
Em hãy lập sơ đồ thể hiện vai trò của biển và đại đương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Lời giải
Luyện tập 2
Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.
Lời giải
Phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.
Hiện tượng |
Sóng |
Thủy triều |
Dòng biển |
Khái niệm |
Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. |
Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. |
Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. |
Nguyên nhân |
Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn. |
Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. |
Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất. |
Biểu hiện |
Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,… |
– Triều cường, triều kém. – Bán nhật triều, nhật triều, triều không đều. |
Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. |
Vận dụng
Em hãy thu thập những thông tin chứng minh vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Lời giải
– Học sinh thu thập tư liệu qua sách, báo hoặc internet.
– Gợi ý các vai trò quan trọng: Thủy sản, khoáng sản, du lịch và giao thông vận tải biển.
Một chút thông tin về vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Biển, đảo của nước ta không những là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển, cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, mà còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí, triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này là rất lớn. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước.
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực. Ngoài dầu mỏ, biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng… Tiềm năng về khí – điện – đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng…
Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát rộng, vũng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng.