Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 21 Địa lí các ngành nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản thuộc chương 9 Địa lý các ngành kinh tế.
Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Giải Địa lí 10 Địa lí các ngành nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 21 chương 9 trong sách giáo khoa. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Giải Luyện tập trang 77 Địa lí 10
Cho bảng số liệu sau:
Bảng 21. Số dân và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019
NămTiêu chí | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2019 |
Số dân thế giới (triệu người) | 6143,5 | 6541,9 | 6956,8 | 7379,8 | 7713,0 |
Sản lượng lương thực (triệu tấn) | 2060,0 | 2114,0 | 2476,4 | 2550,9 | 2964,4 |
a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (đường và cột) thể hiện số dân và sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 2000 – 2019.
b) Tính bình quân lương thực đầu người của thế giới (đơn vị: kg/người) trong giai đoạn trên và nhận xét.
Gợi ý đáp án
a) Vẽ biểu đồ
Cho bảng số liệu sau a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (đường và cột)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2019
b) Tính bình quân lương thực đầu người
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC ĐẦU NGƯỜI CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2019 (Đơn vị: kg/người)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
2019 |
Bình quân lương thực |
335,3 |
323,1 |
356,0 |
345,7 |
384,3 |
Nhận xét
– Bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta ngày càng tăng nhưng không ổn định.
– Các giai đoạn giảm: 2000 – 2005, 2010 – 2015.
– Các giai đoạn tăng: 2005 – 2010, 2015 – 2019.
– Cả giai đoạn 2000 – 2019 tăng thêm 49kg/người.
Giải Vận dụng Lịch sử 10 bài 21
Hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự phân bố của một cây trồng hoặc vật nuôi chính ở địa phương em.
Gợi ý đáp án
– Học sinh tìm hiểu thông tin ở địa phương qua sách, báo, internet hoặc sự hiểu biết của bản thân.
– Ví dụ:
+ Ở Yên Bái trồng nhiều chè, nuôi trâu do điều kiện sinh thái (khí hậu và đất) thích hợp.
+ Ở Nam Định trồng nhiều lúa nước, nuôi nhiều lợn do có đất phù sa màu mỡ và thức ăn chăn nuôi dồi dào từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, bán công nghiệp, công nghiệp,…