Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

Địa 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng trang 17, 18, 19, 20  bài Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống.

Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

Soạn Bài 3 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Địa lý 10 Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Địa lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

    Câu hỏi Mở đầu Địa 10 Chân trời sáng tạo Bài 3

    GPS và bản đồ số là gì? Chúng đem lại những tiện ích nào cho con người? Việc sử dụng chúng ra sao?

    Gợi ý đáp án

    – GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

    – Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng.

    – Bản đồ số và GPS có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, việc sử dụng cũng rất phổ biến và dễ dàng.

    Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Địa 10 bài 3

    I. Hệ thống định vị toàn cầu GPS

    Câu 1. Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể một số ứng dụng của GPS mà em biết.

    Gợi ý đáp án

    * Một số ứng dụng của GPS:

    • Xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất.
    • Dẫn đường tương đối chính xác, giúp cho việc di chuyển đến các địa điểm đó dễ dàng và nhanh chóng.
    • Là công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng
    • Giúp công tác tìm kiếm và cứu hộ có hiệu quả hơn.
    • Định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,…

    II. Bản đồ số

    Câu 2. Dựa vào hình 3.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

    – Trong đời sống hằng ngày, em có thể sử dụng các bản đồ số vào những mục đích gì. Cho ví dụ và trình bày cách sử dụng bản đồ đó.

    – Cách sử dụng Google Maps để tìm đường đi trên thiết bị điện tử có kết nối internet

    Gợi ý đáp án

    * Sử dụng các bản đồ số vào những mục đích như:

    – Bản đồ được sử dụng như là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lý trên lớp.

    => Ví dụ: Sử dụng bản đồ trong Atlat để xác định các đối tượng địa lí, phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập.

    – Xác định đường đi, phương hướng.

    => Ví dụ: Khi di chuyển đến một địa điểm nào đó nhưng không biết rõ đường di, em sử dụng bản đồ định vị trên điện thoại để chỉ đường.

    – Xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết.

    => Ví dụ: Khi có bão, em có thể xem bản đồ để biết bão đang di chuyển tới đâu, mức độ bão như thế nào để chuẩn bị, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.

    Trả lời Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 3 trang 20

    Luyện tập

    Em hãy liệt kê một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống theo bảng mẫu sau:

    Những ứng dụng của GPS

    Những ứng dụng của bản đồ số

    Gợi ý đáp án

    Những ứng dụng của GPS

    Những ứng dụng của bản đồ số

    Định vị và dẫn đường.

    Tìm đường đi.

    Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,…

    Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến.

    Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,…

    Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

    Vận dụng

    Sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định tuyến đường từ nhà em đến trường, sau đó lựa chọn phương tiện di chuyển, dự kiến thời gian đi lại và tạo thành một bản đồ mới rồi chia sẻ với bạn.

    Gợi ý đáp án

    Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,… có kết nối internet để thực hành.

    – Học sinh sử dụng thiết bị thông minh của mình để thực hiện theo yêu cầu.

    – Ví dụ: Đi từ Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình đến Công viên Thủ Lệ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *