Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 40 Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Thực hành Viết báo cáo về công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức.
Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 10: Thực hành Viết báo cáo về công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức
Soạn Địa lí 11 Bài 10 Cánh diều giúp các em tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên Bang Đức qua đó nhanh chóng biết cách viết báo cáo. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Nội dung chi tiết tài liệu giải SGK Địa Lí 11 Bài 10 Cánh diều trang 40 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Viết báo cáo về công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức
I. Chuẩn bị
– Thu thập thông tin, xử lí các tư liệu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
– Xây dựng đề cương báo cáo
II. Nội dung thực hành
Đề bài: Viết báo cáo ngắn gọn tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
BÁO CÁO VỀ CÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức
– Diện tích: khoảng 357021 km2
– Thủ đô: Béc-lin (Berlin)
– Vị trí: Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp Đan Mạch, biển Ban-tích, Ba Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Lúc-xăm-bua, Bỉ, Hà Lan và biển Bắc. Đức nằm ở vị thế bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Scandinavia với Địa Trung Hải.
– Dân số: 82,3 triệu, trong đó có khoảng 7,3 triệu người nước ngoài sinh sống ở Đức (chiếm 8,8% dân số).
– Tình hình phát triển kinh tế:
+ Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về GDP, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu (năm 2012 xuất 1381 tỷ Euro, +4,5%).
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức là thành viên của G8.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã có tác động đến kinh tế Đức mà thiệt hại nặng nề nhất là các ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng kinh tế.
2. Tình hình phát triển công nghiệp
– Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức và nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Anh hoặc Mỹ thì nền công nghiệp Đức đã tạo được mạng lưới rộng khắp với rất nhiều việc làm. Ước tính sản xuất công nghiệp đóng góp 37% trong tổng năng lực nền kinh tế Đức. Các sản phẩm công nghiệp của Đức luôn được đánh giá là tốt nhất thế giới.
– Cộng hòa Liên bang Đức có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành nổi bật. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất, giá trị sản xuất trong nhiều năm đứng thứ tư trên thế giới. Công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, hóa chất, kĩ thuật điện đứng hàng đầu thế giới. Điện tử – viễn thông trở thành ngành công nghiệp chủ chốt.
– Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20 triệu lao động)
3. Một số ngành công nghiệp quan trọng:
– Chế tạo ô tô:
+ Khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu, phát triển đến từ ngành này. Với sáu hãng sản xuất xe hơi là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche (VW) và Opel (General Motors).
+ Cộng hòa Liên bang Đức là một trong số những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ với một thị phần khá lớn trên thị trường xe hạng trung và hạng cao cấp.
+ Các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có nguồn gốc từ Đức như Bayerische Motoren Werke AG (BMW), Daimler AG (Mercedes-Benz), Porsche, Audi, Volkswagen,Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley…..
– Chế tạo máy móc, thiết bị: máy móc và thiết bị là lĩnh vực công nghiệp lớn thứ hai và sáng tạo nhất ở Đức.
+ Đây là một trong những động cơ công nghệ thúc đẩy đất nước trở thành một quốc gia công nghệ cao – và kết hợp tất cả các công nghệ chủ chốt của tương lai (bao gồm điện tử, robot, vật liệu và phần mềm). Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số công nghiệp.
+ Đây là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế tạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức.
+ Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc biệt đổi mới. Hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu và phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện.