Địa lí 11 Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Địa lí 11 Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 18: Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ thuộc phần Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ).

Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Giải Địa lí 11 bài 18 Kết nối tri thức giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ). Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn.

Địa lí 11 Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

    Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 18

    I. Vị trí địa lí

    Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 18.1, hãy:

    Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ.

    Gợi ý đáp án

    – Phạm vi lãnh thổ:

    + Diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu Km2.

    + Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Trong đó: Phần trung tâm Bắc Mỹ: diện tích khoảng 8 triệu km2, chiều bắc – nam kéo dài từ khoảng vĩ độ 25°B đến vĩ độ 49°B, chiều đông – tây từ khoảng kinh độ 125°T đến kinh độ 67°T. Bán đảo A-la-xca: ở tây bắc châu Mỹ, có diện tích hơn 1,5 triệu km2. Quần đảo Ha-oai nằm giữa Thái Bình Dương với diện tích hơn 16 nghìn km2.

    – Vị trí địa lí:

    + Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác;

    + Vị trí tiếp giáp: phía bắc, giáp Ca-na-đa và Bắc Băng Dương; phía đông, giáp Đại Tây Dương; phía tây, giáp Thái Bình Dương; phía nam, giáp Mê-hi-cô.

    Câu hỏi 2: Phân tích thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội Hoa Kỳ.

    Gợi ý đáp án

    – Thuận lợi:

    + Diện tích lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.

    + Giáp ba đại dương lớn, nên Hoa Kỳ dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển.

    + Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô là hai quốc gia có tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.

    – Khó khăn:

    + Lãnh thổ rộng lớn nên gặp khó khăn trong quản lí dân cư – xã hội và khó kiểm soát tình hình nhập cư trái phép.

    + Khó khăn trong giao lưu về kinh tế – văn hóa với thế giới, hoạt động thương mại tốn kém về chi phí vận tải.

    + Chịu nhiều thiên tai từ biển và đại dương như: bão, sóng thần…

    II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

    Nhiệm vụ 2: Dựa vào nội dung mục II và hình 18.1, hãy:

    Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hoa Kỳ

    Gợi ý đáp án

    – Địa hình và đất:

    +Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ có địa hình đa dạng và phân hóa từ tây sang đông:

    • Phía tây là một bộ phận của hệ thống núi Cooc-đi-e với nhiều dãy núi trẻ, cao trung bình trên 3000 m; xen giữa các dãy núi là các bồn địa, cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc; đất chủ yếu là đất đỏ nâu, đấy xám hoang mạc và bán hoang mạc; ven Thái Bình Dương có các thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp, đất màu mỡ.
    • Phía đông là dãy A-pa-lát và vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương, đất phù sa màu mỡ.

    + Bán đảo A-la-xca: có địa hình rất đa dạng, gồm nhiều dãy núi trẻ xen kẽ các đồng bằng.

    + Quần đảo Ha-oai: địa hình chủ yếu là đồi núi, bờ biển,…

    – Khí hậu:

    + Phân hóa đa dạng thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau.

    • Ở vùng trung tâm Bắc Mỹ: phần lãnh thổ phía bắc chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới với hai kiểu khí hậu chính là ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. Phần lãnh thổ phía nam chủ yếu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, với hai kiểu khí hậu chính là cận nhiệt địa trung hải và cận nhiệt hải dương.
    • Bán đảo A-la-xca có khí hậu cận cực;
    • Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới.

    + Ở các vùng núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

    – Sông, hồ:

    + Có nhiều sông lớn như: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a…; Các sông chủ yếu chảy ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; Chế độ nước sông phức tạp do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau.

    + Có nhiều hồ lớn. Đặc biệt, vùng Ngũ Hồ nằm ở biên giới giữa Hoa Kỳ với Ca-na-đa là một hệ thống gồm 5 hồ với tổng diện tích khoảng 245000 km2.

    – Sinh vật:

    + Thảm thực vật đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: đài nguyên và đài nguyên rừng phân bố ở A-la-xca; Rừng lá kim chủ yếu ở phía tây, ven Thái Bình Dương; Rừng lá rộng phân bố ở phía đông, ven Đại Tây Dương; Khu vực phía tây nam phát triển rừng lá cứng.

    + Động vật tự nhiên ở Hoa Kỳ đa dạng, các loài tiêu biểu là: Đại bàng đầu trắng, bò Bi-dông, gấu nâu,…

    – Khoáng sản:

    + Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đầy đủ các nhóm khoáng sản quan trọng:

    • Khoáng sản năng lượng tập trung ở phía đông bắc và ven vịnh Mê-hi-cô;
    • Kim loại đen phân bố ở phía nam vùng Ngũ Hồ, kim loại màu phân bố ở phía tây;
    • Khoáng sản phi kim loại phân bố rải rác ở phía tây và phía đông nam.

    + Nhiều loại khoáng sản của Hoa Kỳ có trữ lượng hàng đầu thế giới.

    – Biển:

    + Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với các biển, vịnh biển lớn như: vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca, biển Xác-gát,…

    + Ven biển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp.

    + Thềm lục địa chứa nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

    Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 18

    Luyện tập 1

    Lập sơ đồ thể hiện những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế của Hoa Kỳ

    Gợi ý đáp án

    Địa lí 11 Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

    Luyện tập 2

    Dựa vào bản đồ phân bố dân cư Hoa Kỳ (hình 18.4), nhận xét về sự phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ.

    Gợi ý đáp án

    – Nhận xét: Nhìn chung các đô thị ở Hoa Kỳ phân bố không đồng đều:

    + Mạng lưới các đô thị từ 10 triệu dân trở lên và các đô thị từ 5 triệu – 10 triệu dân phân bố dày đặc ở các vùng: duyên hải Đông Bắc (Bốt-tơn, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Niu-Oóc), ở ven vịnh Mê-hi-cô (Đa-lát), ven Thái Bình Dương (Xan Phran-xít-cô, Lốt An-giơ-lét), xung quanh vùng Hồ Lớn (Chi-ca-gô, Đi-troi)

    + Chỉ có số ít các đô thị dưới 5 triệu dân phân bố rải rác ở các vùng: nội địa trung tâm (Cô-lô-ra-đô), vùng núi phía Tây Bắc (Poóc-len, Xit-tơn)

    Vận dụng

    Sưu tầm thông tin về tác động của sự đa dạng chủng tộc và nhập cư đối với phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kỳ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *