Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 88, 89, 90, 91, 92, 93 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 19: Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội Liên Bang Nga thuộc phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.
Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
Soạn Địa lí 11 Bài 19 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội Liên Bang Nga. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải SGK Địa lí 11 Bài 19 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc.
Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 19
Luyện tập 1
Quan sát hình 19.2, hãy nhận xét sự phân bố địa hình của Liên bang Nga.
Lời giải:
– Địa hình của Liên bang Nga khá phức tạp, về cơ bản được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây:
+ Phía tây bao gồm: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia, dãy núi U-ran
+ Phía đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên, như: dãy Cô-lưu-ma, dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an, sơn nguyên Tru-cốt-xki, sơn nguyên Xta-nô-vôi.
Luyện tập 2
Vẽ sơ đồ thể hiện những thuận lợi và khó khăn của dân cư Liên bang Nga đến phát triển kinh tế – xã hội.
Vận dụng 3
Sưu tầm và trình bày về các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học kĩ thuật của Liên bang Nga.
Lời giải:
(*) Thông tin tham khảo
– Lĩnh vực giáo dục:
+ Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga.
+ Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí.
+ Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.
+ Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học.
+ Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ.
– Lĩnh vực văn hóa:
+ Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới.
+ Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông.
+ Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất.
– Lĩnh vực khoa học – kĩ thuật:
+ Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
+ Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu – ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học – công nghệ hay Trung tâm – công viên khoa họccông nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano – Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp.
+ Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đườngchocáctrungtâm nghiêncứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điệntử, robot).
+ Đến nay, có21 trung tâm như trênthuộcBộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về C