Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 13,14, 15 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế thuộc phần một: Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới.
Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế
Soạn Địa lí 11 Bài 3 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về một số chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các nhóm nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án.
Địa lí 11 Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế
Trả lời câu hỏi Địa lí 11 Cánh diều Bài 3
I. Liên Hợp quốc (UN)
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày về tổ chức UN.
Gợi ý đáp án
– Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở UN đặt tại Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).
– Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.
– Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
– Hoạt động chính:
+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.
+ Bảo vệ người tị nạn.
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…
II. Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF)
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày về tổ chức IMF
Gợi ý đáp án
Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập năm 1945. Đến năm 2020 có 190 nước thành viên. Trụ sở chính đặt tại Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ).
– Việt Nam là thành viên chính thức năm 1976.
– Mục đích: thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo.
– Hoạt động chính:
+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
+ Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,…
III. Tổ chức thương mại Thế giới
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hãy trình bày về tổ chức WTO
Gợi ý đáp án
Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời tại Ma-ra-kết (Ma-rốc) vào năm 1995. Đến năm 2020 có 164 quốc gia thành viên. Trụ sở đặt tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). WTO là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia.
– Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007.
– Mục đích:
+ Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch;
+ Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên.
IV. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày về tổ chức APEC
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 3
Luyện tập 1
Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng nội dung vào vở ghi theo mẫu sau.
Gợi ý đáp án
Bảng 3. Một số tổ chức quốc tế và khu vực
Tên tổ chức |
Năm thành lập và số thành viên |
Mục đích |
Hoạt động chính |
Liên hợp quốc (UN) |
– Năm 1945 – 193 nước thành viên. |
– Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; – Thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. |
– Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố. – Bảo vệ người tị nạn. – Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. – Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội… |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) |
– Năm 1945. – 190 nước thành viên. |
– Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu; – Đảm bảo sự ổn định tài chính; – Tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo. |
– Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán. – Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,… |
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) |
– Năm 1995. – 164 nước thành viên. |
– Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch; – Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên. |
– Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO. – Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại. – Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia. – Hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển. |
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) |
– Năm 1989. – 21 nước thành viên |
– Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên; – Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực |
– Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế – thương mại giữa các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. – Hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu. |
Vận dụng 2
Hãy thu thập và giới thiệu một số thông tin về hoạt động của Việt Nam ở Liên hợp quốc.