Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 14, 15, 16, 17, 18, 19 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực an ninh toàn cầu thuộc phần một: Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới.

Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải Địa lí 11 bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực an ninh toàn cầu giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về tình hình an ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án.

Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

    Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 11 Bài 4

    I. Một số tổ chức quốc tế và khu vực

    Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).

    Gợi ý đáp án

    Ví dụ:

    (*) Lựa chọn: Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc

    – Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

    – Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.

    – Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

    + Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

    + Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

    + Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

    II. An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới

    Câu hỏi 1: Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm.

    Bài làm

    An ninh nguồn nước:

    • An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
    • An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
    • An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,…

    Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

    Câu hỏi 2: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

    Gợi ý đáp án

    Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:

    • Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
    • Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.

    => Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.

    Giải Luyện tập Địa lý 11 Bài 4

    Câu 1

    Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC

    Tên tổ chức

    UN

    WTO

    IMF

    APEC

    Năm thành lập

    ?

    ?

    ?

    ?

    Số thành viên

    ?

    ?

    ?

    ?

    Mục tiêu hoạt động

    ?

    ?

    ?

    ?

    Năm Việt Nam gia nhập

    ?

    ?

    ?

    ?

    Gợi ý đáp án

    Tên

    tổ chức

    Liên hợp quốc UN

    WTO

    IMF

    APEC

    Năm thành lập

    1945

    1995

    1944

    1989

    Số thành viên

    193

    164

    190

    21

    Mục tiêu hoạt động

    – Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

    – Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

    – Thực hiện hợp tác quốc tế.

    – Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

    – Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới.

    – Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại.

    – Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên…

    – Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên.

    – Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.

    – Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

    – Tăng cường hệ thống đa phương mở.

    – Đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa – dịch vụ, vốn và công nghệ.

    Năm Việt Nam gia nhập

    1977

    2007

    1976

    1998

    Câu 2

    Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

    Giải Vận dụng Địa lý 11 Bài 4

    Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *