Địa lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Địa lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 1 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 11. Đồng thời hiểu được kiến thức về Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.

Bạn đang đọc: Địa lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Địa lí 12 Bài 1 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 7 →11. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

    Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

    1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

    a) Bối cảnh

    – Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

    – Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

    – Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

    b) Diễn biến

    – Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp).

    – Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:

    + Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.

    + Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

    c) Thành tựu

    – Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

    – Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).

    – Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .

    – Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh…).

    – Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

    2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

    a) Bối cảnh

    – Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.

    – Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, thành viên WTO năm 2007.

    b) Thành tựu

    – Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)

    – Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

    – Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.

    3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc đổi mới

    – Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

    – Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.

    – Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.

    – Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.

    -Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.

    Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 1

    Câu 1

    Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?

    Gợi ý đáp án

    Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.

    Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.

    Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.

    Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,…

    Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:

    Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.

    Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.

    Câu 2

    Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta.

    Gợi ý đáp án

    Một số thành tựu đã đạt được là:

    Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài (tính đến năm 2006).

    Lạm phát được đẩy lùi.

    Tốc độ tăng trường GDP khá cao. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

    Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu, tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất, tỉ trọng của khu vực nông – lâm ngư nghiệp từng bước giảm.

    Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.

    Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *