Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 26 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 117. Đồng thời hiểu được kiến thức về vấn đề cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành.
Bạn đang đọc: Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Bài 26: Địa lí 12 Cơ cấu ngành công nghiệp được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 113→117. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 26, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 26
Lý thuyết Cơ cấu ngành công nghiệp
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
– Khái niệm cơ cấu ngành CN (sgk).
– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc với 29 ngành thuộc 3 nhóm chính:
- CN khai thác
- CN chế biến
- CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
– Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH và phụ cận
- ĐNB
- Duyên hải miền Trung
– Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển; phân bố phân tán, rời rạc.
– Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:
- Vị trí địa lí
- Tài nguyên và môi trường
- Dân cư và nguồn lao động
- Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Vốn, chính sách, đầu tư nước ngoài..
– Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
3. Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế
– Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới.
– Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.
– Xu hướng chung:
- Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
→ Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế.
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 26 trang 117
Câu 1
Chứng minh rằng cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
Gợi ý đáp án:
– Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hoá chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử,…
Câu 2
Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch?
Gợi ý đáp án:
Trong xu hướng toàn cầu hoá, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
Câu 3
Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hoá đó?
Gợi ý đáp án:
– Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp.
– Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố.
+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 4
Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
Gợi ý đáp án
– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.
+ Khu vực ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.
Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.