Địa lí 12 Bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Địa lí 12 Bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Giải Địa lí 12 Bài 34 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập bài Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

Bạn đang đọc: Địa lí 12 Bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Giải Địa lý 12 trang 154 giúp các em nhanh chóng biết cách vẽ, phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. Soạn Địa lí lớp 12 bài 34 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa 12 Bài 34, mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải Địa lí 12 Bài 34 trang 154

    Câu 1

    Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước.

    Trả lời:

    a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số đồng bằng sông Hồng và cả nước. (Đơn vị %)

    Các chỉ số

    Đồng bằng sông Hồng

    Cả nước

    1995

    2005

    1995

    2005

    Số dân (nghìn người)

    16137

    18028

    71996

    83106

    Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

    1117

    1221

    7322

    8383

    Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

    5340

    6518

    26141

    39622

    Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

    331

    362

    363

    477

    b. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước

    – Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước:

    + Dân số: có tốc độ tăng nhanh hơn.

    + Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: có tốc độ tăng chậm hơn.

    + Sản lượng lương thực có hạt: có tốc độ tăng chậm hơn.

    + Bình quân lương thực có hạ/người: có tốc độ tăng chậm hơn.

    Câu 2

    Tính tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét.

    Trả lời:

    a. Tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước

    Các chỉ số 1995 2005
    Dân số 22,4 21,7
    Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15,3 14,6
    Sản lượng lương thực có hạt 20,4 16,5
    Bình quân lương thực có hạt/người 91,2 75,9

    b. Nhận xét

    – Tỉ trọng các chỉ số của đồng bằng sông Hồng đều có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 1995 – 2005

    – Có tỉ trọng giảm mạnh nhất là bình quân lương thực có hạt /người và sản lượng lương thực có hạt.

    – Tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm nhẹ qua các năm.

    Câu 3

    Trên cơ sở xử lí số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

    Trả lời:

    – Mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

    + Dân số tăng nhanh, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm hơn nhiều so với cả nước.

    + Tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đều giảm.

    – Giải thích

    + Dân số đông và tăng nhanh làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm và có tốc độ tăng thấp hơn so với cả nước.

    + Kinh tế phát triển đã làm tăng diện tích đất chuyên dùng, diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm sút.

    + Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người.

    Câu 4

    Dựa vào kết quả phân tích, hãy thử đề xuất các phương hướng giải quyết.

    Trả lời:

    – Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

    – Thâm canh, tăng vụ,… để tăng sản lượng cây lương thực.

    – Cần có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lí.

    – Phân bố lại dân cư và lao động.

    – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *