Giải Địa lí lớp 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 11 SGK Địa lí 6 trang 131, 132 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Qua đó, các em sẽ biết cách phân biệt được quá trình nội sinh, ngoại sinh. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 11 Chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:
Soạn Địa 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Phần mở đầu
Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng mà rất lồi lõm. Những nơi cao là vùng núi, cao nhất là đỉnh Ê-vơ-rét (Chô-mô-lung-ma) với độ cao 8 848 m. Những nơi thấp là những vực sâu dưới đáy đại dương, sâu nhất là vực Ma-ri-an với độ sâu khoảng 11 000 m. Theo em, điều gì khiến bề mặt Trái Đất lồi lõm như vậy?
Phần nội dung bài học
1. Quá trình nội sinh và ngoại sinh
❓Dựa vào nội dung kiến thức dưới đây, em hãy cho biết:
- Quá trình nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
- Trong các hình 1, 2, 3, 4 hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh?
Trả lời:
* Quá trình nội sinh và ngoại sinh khác nhau:
- Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Quá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đây vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,…
- Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
* Hình 1, 2: tác động của nội sinh
* Hình 3, 4: tác động của ngoại sinh
2. Hiện tượng tạo núi
❓Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày quá trình tạo núi.
Trả lời:
Hình 5 mô tả hai địa mảng xô vào nhau dẫn đến các lớp đất đá bị dồn ép và uốn lên tạo thành núi. Quá trình này diễn ra chậm chạp nên ngày nay nhiều dãy núi trên Trái Đất vẫn tiếp tục được nâng cao như dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-đét,…
❓ Ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạng của núi?
Trả lời:
Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,…) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,…
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1
Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Trả lời:
- Vai trò của quá trình nội sinh: Làm cho bề mặt Trái Đất thêm (gồ ghề)
- Vai trò của quá trình ngoại sinh: Có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất
Câu 2
Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Trả lời:
Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi: Nội lực và ngoại lực là hai lực có tác động ngược nhau chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3
Thu thập thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước,.. tạo thành và chia sẻ với các bạn
Trả lời:
Khối đá thăng bằng kỳ lạ – Dạng địa hình được tạo ra do tác động của gió
Nhũ đá, măng đá trong hang động – Dạng địa hình được tạo ra do tác động của nước