Giải bài tập Địa lý 6 Bài 21: Lớp đất trên trái đất giúp các em học sinh lớp 6 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về đặc điểm về lớp đất trên trái đất.
Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 21: Lớp đất trên trái đất
Soạn Địa 6 Bài 19 trang 175 sách Cánh diều được Download.vn biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Địa lí 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Địa lí 6 Bài 21: Lớp đất trên trái đất
Phần mở đầu
Từ nhỏ, khi tham quan ruộng, vườn, em đã biết cây muốn sống được phải có đất. Nếu đất tốt thì cây sinh trưởng và đơm hoa, kết trái tốt. Nếu đất xấu (nghèo chất dinh dưỡng thì phải bón phân cho đất. Lớp đất trên Trái Đất tuy mỏng nhưng nếu không có đất thì điều gì sẽ xảy ra
Phần nội dung bài học Địa 6 Bài 21
Lớp đất trên Trái Đất
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của đất?
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện thành phần đất:
Câu 2: Quan sát hình 21.2, hãy kể tên các tầng đất
Trả lời:
Tên các tầng đất từ trên xuống là:
- Tầng thảm mục
- Tầng mùn
- Tầng tích tụ
- Tầng đá mẹ
- Tầng đá gốc
Một số nhóm đất chính
Đọc thông tin và quan sát hình 21.3, hãy:
Câu 1
Kể tên một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo?
Trả lời:
Một số loại đất chính:
- Đất Fe-ra-lit đỏ vàng
- Đất Fe-ra-lit đỏ
- Đất đỏ và đỏ nâu xa-van
- Đất đen và xám
Câu 2: Xác định trên lược đồ sự phân bố của các loại đất này?
Trả lời:
Sự phân bố: chủ yếu từ vĩ tuyến 30 độ Bắc và 30 độ Nam về xích đạo
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1
Kể tên và xách định trên hình 21.3 một số nhóm đất chính ở vùng cận nhiệt đới.
Trả lời:
Một số nhóm đất chính ở vùng cận nhiệt đới là:
- Đất vàng và đất đỏ
- Đất nâu vàng
- Đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt
Câu 2
Quan sát hình 21.3, hãy cho biết ở nước ta có những nhóm đất nào?
Trả lời:
Nước ta có những nhóm đất:
- Đất Fe-ra-lit đỏ
- Đất Fe-ra-lit đỏ vàng
- Đất phù sa sông
Câu 3
Vì sao việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất?
Trả lời:
Việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất vì đất sử dụng lâu sẽ bị bạc màu, hết chất dinh dưỡng…
=> Do đó, cần phải cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất, nhằm khai thác tiềm năng của đất.