Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

Giải Địa lí lớp 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 175, 176.

Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

Với lời giải chi tiết, dễ hiểu, các em sẽ nắm được những kiến thức quan trọng của Bài 25 Chương 6: Đất và sinh vật trên trái đất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

    Phần nội dung bài học

    ❓Xác định trên bản đồ hình 2 phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

    Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất

    Trả lời:

    Phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất:

    • Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
    • Hai đới ôn hòa khoảng từ chí tuyến Bắc và Nam đến vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
    • Hai đới lạnh khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

    ❓Dựa vào kiến thức đã học và hình 1, hãy trình bày về đặc điểm của một đới thiên nhiên.

    Trả lời:

    Đặc điểm thiên nhiên đới nóng:

    – Giới hạn: Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

    – Đặc điểm của đới nóng:

    • Khí hậu: nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
    • Giới thực – động vật đa dạng và phong phú.

    Phần luyện tập và vận dụng

    Luyện tập

    ❓Quan sát hình 2 kết hợp với các kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau vào vở.

    CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT

    Đới

    Phạm vi

    Khí hậu

    Thực vật, động vật

    Nóng

    Ôn hòa

    Lạnh

    Trả lời:

    CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT

    Đới

    Phạm vi

    Khí hậu

    Thực vật, động vật

    Nóng

    Khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

    – Nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 200C). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

    – Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm – 2000mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

    Đa dạng phong phú:

    – Động vật: voi, khỉ, hươu, nai, dê, hổ, sóc,…

    – Thực vật: dừa, bông, mía, lạc, cà phê, điều,…

    Ôn hòa

    Từ 23027’B đến 630 33’B; từ 23027’N đến 63033’N.

    – Khí hậu trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, lượng nhiệt trung bình.

    – Lượng mưa từ 500 – 1000mm.

    Thiên nhiên thay đổi theo mùa. Động, thực vật tương đối đa dạng.

    Lạnh

    Từ 63033’B đến 900B; từ 63033’N đến 900N.

    – Khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

    + Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C.

    + Mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên (ít vượt quá 100C).

    – Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm).

    – Thực vật nấm lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo.

    – Động vật: gấu trắng, chim cánh cụt,…

    Vận dụng

    ❓Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam.

    Trả lời:

    Nước ta ở nằm hoàn toàn trong khu vực đới nóng, vì vậy thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của đới nóng:

    – Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.

    – Một số đặc điểm của khí hậu

    • Số giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/năm.
    • Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.
    • Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000 mm/năm.
    • Độ ẩm không khí trên 80%.

    – Trong năm có hai mùa gió: Gió mùa mùa đông với tính chất cơ bản lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối và giữa mùa; Gió mùa mùa hạ với tính chất nóng, ẩm.

    – Động vật, thực vật đa dạng và phong phú.

    Lý thuyết Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

    1. Đới nóng

    – Khí hậu: Là nơi có nhiệt độ cao.

    – Đặc điểm

    • Giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.
    • Sinh vật tiêu biểu: rừng Xavan, linh dương, ngựa vằn,…

    2. Đới ôn hoà

    – Khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

    – Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.

    • Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng,…
    • Động vật chủ yếu là sóc, nhím, gấu nâu, chó sói, hổ Tai-ga,…

    3. Đới lạnh

    • Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm.
    • Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên cảnh quan đài nguyên.
    • Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *