Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 180, 181, 182, 183 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới của Chương 7: Con người và thiên nhiên.

Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 27 Chương 7 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt:

Soạn Địa 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Phần nội dung bài học

    ❓Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết:

    • Số dân thế giới năm 2018.
    • Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm.

    Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Trả lời:

    – Năm 2018, số dân thế giới là 7,6 tỉ người.

    – Sự thay đổi dân số thế giới qua thời gian

    • Dân số thế giới có xu hướng tăng liên tục theo thời gian (Giai đoạn 1804 đến 2018, dân số tăng thêm 6,6 tỉ người).
    • Những giai đoạn đầu dân số tăng chậm nhưng những thập kỉ trở lại đây dân số tăng nhanh.

    Ví dụ: Giai đoạn 1804 – 1927, mất đến 123 năm mới tăng thêm 1 tỉ người nhưng giai đoạn 1999 – 2011 chỉ mất 12 năm đã tăng thêm 1 tỉ người,…

    ❓Dựa vào hình 2 em hãy:

    • Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2.
    • Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

    Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Trả lời:

    * Phân bố dân cư:

    • Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Hoa Kì,…
    • Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2: Bắc Mĩ, Bắc Á, Bắc Phi, châu Đại Dương,…

    * Ảnh hưởng của tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội tới sự phân bố dân cư trên thế giới:

    • Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có dân cư tập trung đông đúc. Ví dụ: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc,… thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch,…
    • Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh té kém phát triển,… là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Ví dụ: Bán đảo A-la-xca, Bắc Á là nơi thưa dân vì vùng này có khí hậu giá lạnh, băng giá quanh năm. Hay Bắc Phi có hoang mạc Sahara rộng lớn, thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt nên dân cư phân bố thưa thớt hoặc không có dân sinh sống,…
    • Các vùng có kinh tế phát triển rất đông dân. Ví dụ: Khu vực Đông Á có nền kinh tế phát triển (các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc kinh tế rất phát triển) nên dân cư tập trung đông,…

    ❓Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 196, em hãy:

    1. Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018.

    2. Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.

    Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Trả lời:

    1. Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018

    • Tô-ky-ô (Nhật Bản): 37,5 triệu người.
    • Niu Đê-li (Ấn Độ): 28,5 triệu người.
    • Thượng Hải (Trung Quốc): 25,6 triệu người.
    • Xao Pao-lô (Bra-xin): 21,7 triệu người.
    • Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô): 21,6 triệu người.

    2. Châu Á là châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới (3 đô thị đông dân nhất đều thuộc châu Á).

    Phần luyện tập và vận dụng

    Luyện tập

    ❓Dựa vào hình 1, hãy tính thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người (từ 1 tỉ lên 2 tỉ, từ 2 tỉ lên 3 tỉ,…).

    Địa lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bổ dân cư trên thế giới

    Trả lời:

    THỜI GIAN DÂN SỐ TĂNG THÊM MỘT TỈ NGƯỜI

    Giai đoạn Thời gian Dân số
    1804 – 1927 123 Từ 1 tỉ dân lên 2 tỉ dân
    1927 – 1960 33 Từ 2 tỉ dân lên 3 tỉ dân
    1960 – 1974 14 Từ 3 tỉ dân lên 4 tỉ dân
    1974 – 1987 13 Từ 4 tỉ dân lên 5 tỉ dân
    1987 – 1999 12 Từ 5 tỉ dân lên 6 tỉ dân
    1999 – 2011 12 Từ 6 tỉ dân lên 7 tỉ dân
    2011 – 2018 7 Từ 7 tỉ dân lên 7,6 tỉ dân

    Vận dụng

    ❓Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

    1. Cho biết sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả gì về đời sống, sản xuất và môi trường.

    2. Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn.

    Trả lời:

    1. Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh là:

    – Kinh tế

    • Kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
    • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
    • Chậm phát triển sản xuất,…

    – Đời sống, xã hội

    • Khó khăn trong nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.
    • Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, gánh nặng về y tế, giáo dục,…

    – Môi trường

    • Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt.
    • Môi trường suy thoái, ô nhiễm,…

    2. Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *