Địa lí 6 Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Địa lí 6 Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Giải Địa lí lớp 6 Bài 30: Thực hành tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 189.

Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Với lời giải chi tiết, dễ hiểu, các em sẽ nắm được những kiến thức quan trọng của Bài 30 Chương 7: Con người và thiên nhiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Báo cáo thực hành Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Chọn một trong các nội dung sau đây:

a. Nội dung 1: Nguồn lợi tự nhiên ở địa phương

  • Tài nguyên đất
  • Tài nguyên sinh vật
  • Tài nguyên khoáng sản
  • Tài nguyên nước,…
  • Vai trò của nguồn lợi tự nhiên đến đời sống và sản xuất

b. Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường

  • Ô nhiễm không khí
  • Ô nhiễm nước
  • Ô nhiễm đất
  • Hậu quả và biện pháp khắc phục

c. Nội dung 3: Thiên tai và phòng chống thiên tai

  • Các thiên tai: bão lũ, hạn hán, trượt lở đất, xâm nhập mặn,…
  • Các biện pháp phòng chống thiên tai ở địa phương

d. Nội dung 4: Bảo vệ thiên nhiên

  • Sử dụng tài nguyên hợp lí
  • Cải tạo thiên nhiên: đất, nước, không khí…

2. Cách thức tiến hành

a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung

b. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

c. Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương

d. Thu thập và xử lí tài liệu

  • Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
  • Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
  • Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
  • Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.

đ. Viết báo cáo và trình bày

– Viết báo cáo: từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):

  • Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường.
  • Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
  • Một số giải pháp.

– Phân công người báo cáo trước lớp.

– Chuẩn bị nội dung kèm theo tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *