Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Giải Địa lí lớp 6 Bài 8: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 122, 123, 124.

Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Qua đó, giúp các em biết cách sử dụng sơ đồ để mô tả chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 8 Chương 2: Trái đất – Hành tinh của hệ mặt trời. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

    Phần mở đầu

    ❓ Cảnh vật thiên nhiên trên Trái Đất thay đổi theo mùa. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu một số đặc điểm thiên nhiên của từng mùa ở địa phương em.

    Bài học này sẽ cho em biết tại sao trên Trái Đất Có các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

    Phần nội dung bài học

    1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

    ❓Quan sát hình 1 em hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo gợi ý:

    • Hình dạng quỹ đạo chuyển động
    • Hướng chuyển động.
    • Thời gian chuyển động hết một vòng
    • Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động

    Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

    Gợi ý trả lời

    • Hình dạng quỹ đạo: elip
    • Hướng chuyển động: Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông
    • Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ
    • Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến

    2. Mùa trên Trái Đất

    Câu 1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:

    • Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?
    • Vào ngày 22 tháng 12 nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì? Tại sao?

    Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

    Gợi ý trả lời

    Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt)

    Vào ngày 22 tháng 12 nửa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt)

    Câu 2. Dựa vào Hình 3 nêu sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu?

    Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

    Gợi ý trả lời

    Dựa vào Hình 3, ta thấy sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu:

    • Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:
    • Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.
    • Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

    – Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

    – Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

    Câu 3. Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

    Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa

    Thời gian

    Địa điểm

    Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
    Mùa So sánh thời gian ngày – đêm Mùa So sánh thời gian ngày – đêm
    Nửa cầu Bắc
    Nửa cầu Nam

    Gợi ý trả lời

    Thời gian
    Địa điểm

    Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
    Mùa So sánh thời gian ngày – đêm Mùa So sánh thời gian ngày – đêm
    Nửa cầu Bắc Nóng Thời gian ngày dài hơn thời gian đêm Lạnh Thời gian ngày ngắn hơn thời gian đêm
    Nửa cầu Nam Lạnh Thời gian ngày ngắn hơn thời gian đêm Nóng Thời gian ngày dài hơn thời gian đêm

    Phần luyện tập và vận dụng

    Câu 1

    ❓Hãy trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.

    Gợi ý trả lời

    Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất:

    – Vào mùa nóng của các bán cầu sẽ có ngày dài đêm ngắn, hiện tượng này do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời dẫn đến trong năm lần lượt hai bán cầu có khoảng thời gian ngả về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn, Mặt Trời mọc sớm hơn và lặn muộn hơn, ở bán cầu còn lại sẽ ngược lại.

    Câu 2

    ❓Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho Nam.

    Gợi ý trả lời

    Bố Nam dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè còn Ô-xtrây-li-a lại là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. Vì vậy, Nam phải mang đồ ấm sang để dùng, thích ứng với điều kiện thời tiết ở đó.

    Lý thuyết Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

    1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

    • Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.
    • Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).
    • Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm).
    • Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.

    2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

    a) Mùa trên Trái Đất

    • Trong quá trình chuyển động Mặt Trời, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn phiên chúc và ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.
    • Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.
    • Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
    • Các mùa tính theo dương lịch và âm – dương lich có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

    b) Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa

    • Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
    • Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *